Gợi ý Top 10+ thành cổ loa có dạng gì hàng đầu

Những nét sơ lược về thành Cổ Loa:

Di tích thành Cổ Loa thuộc xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội là kinh đô của nhà nước Âu Lạc, dưới thời An Dương Vương vào khoảng thế kỷ III trước Công nguyên và của nhà nước phong kiến dưới thời Ngô Quyền thế kỷ X sau Công nguyên.

Theo Cố GS. Trần Quốc Vượng: “Quy mô, cấu trúc của thành Cổ Loa là quy mô, cấu trúc của một thủ đô. Thành Cổ Loa không thể có sau thời Hán mà lại cũng không thể là một huyện thời Hán. Việc xây thành Cổ Loa chỉ có thể là kinh thành của một nhà nước Việt Nam thời cổ có trước đời Hán, trước khi bị nhà Hán xâm chiếm và thiết lập chế độ quận huyện. Nhà nước đó theo sử cũ là nhà nước Âu Lạc của An Dương Vương”[1].

Trong lòng đất và trên mặt đất khu di tích Cổ Loa và vùng lân cận còn lưu giữ nhiều dấu tích văn hóa, lịch sử của thời kỳ tiền – sơ sử và lịch sử có đặc trưng, tính chất và quy mô khác nhau.

Theo các nguồn sử liệu và các tư liệu khai quật khảo cổ học, những người Việt Cổ tiên phong tiến xuống khai phá vùng đồng bằng rộng lớn phì nhiêu đã dừng chân bên các dòng sông, trong đó có đôi bờ Hoàng Giang. Để canh tác, họ phải khơi sông, khơi ngòi, đào ao, lấp trũng, đắp đê sông, đê biển, bờ vùng bờ thửa nên đã chặn đứng quá trình hình thành tự nhiên của vùng châu thổ và để lại nhiều vùng trũng mà dân Cổ Loa gọi là dộc, khu đất thấp như ở 3 làng Quậy (đông bắc Cổ Loa).

Quá trình chiếm lĩnh đồng bằng của cư dân Việt cổ trên vùng đất Cổ Loa còn để lại đến hôm nay là hệ thống các di chỉ khảo cổ từ Phùng Nguyên đến Đông Sơn ở khu vực này. Những cư dân đầu tiên đến khai phá vùng đất Cổ Loa đã định cư trên các bãi cao ven Hoàng Giang ở Đồng Vông, Bãi Mèn, Tiên Hội, Xuân Kiều. Đến giai đoạn văn hoá Đông Sơn, địa bàn cư trú được mở rộng ở cả nội và ngoại thành Cổ Loa. Trong nội thành đã phát hiện địa điểm Mả Tre nổi tiếng với chiếc Trống đồng Cổ Loa I, trong chứa hàng trăm đồ đồng Đông Sơn; địa điểm Xóm Nhồi; Xóm Hương và gần đây là địa điểm Đền Thượng với việc xuất lộ lớp văn hoá Cổ Loa (văn hoá Đông Sơn sắt). Trong lớp đất văn hoá này, ngoài những hiện vật quen thuộc như gốm Cổ Loa, đã phát hiện các dấu tích lò đúc mũi tên đồng 3 cạnh (mũi tên đồng Cổ Loa). Đây là di tích đầu tiên gắn trực tiếp đến việc An Dương Vương lập nước Âu Lạc, định đô và đắp thành ở khu vực Cổ Loa. Ở ngoại thành, đã phát hiện được các di tích: Đường Mây, Cầu Vực, Đình Tràng là các làng cổ Đông Sơn. Cùng với các cư dân cùng thời trong nội thành Cổ Loa, những cư dân này đã trực tiếp giúp An Dương Vương đào hào đắp thành Cổ Loa.

Cổ Loa là tòa thành được xây bằng đất, gồm 3 vòng thành. Chu vi ngoài 8km, vòng giữa 6,58km, vòng trong 1,6km. Diện tích trung tâm lên tới 2 km². Thành được xây theo phương pháp đào đất đến đâu, khoét hào đến đó, thành đắp đến đâu, lũy xây đến đó. Mặt ngoài lũy, dốc thẳng đứng, mặt trong xoải để đánh vào thì khó, trong đánh ra thì dễ. Lũy cao trung bình từ 4-5m, có chỗ 8-12m. Chân lũy rộng 20-30m, mặt lũy rộng 6-12m.

Thành nội hình chữ nhật, cao trung bình 5m so với mặt đất, mặt thành rộng từ 6m-12m, chân rộng từ 20m-30m, chu vi 1.650m và có một cửa nhìn vào tòa kiến trúc Ngự triều di quy.

Thành trung là một vòng thành không có khuôn hình cân xứng, dài 6.500m, nơi cao nhất là 10m, mặt thành rộng trung bình 10m, có năm cửa ở các hướng Đông, Nam, Bắc, Tây bắc và Tây nam, trong đó cửa Đông ăn thông với sông Hồng.

Thành ngoại cũng không có hình dáng rõ ràng, dài hơn 8.000m, cao trung bình 3m-4m (có chỗ tới hơn 8m).

Khu vực Cổ Loa là một nền đất yếu nên trong quá trình xây dựng, thành Cổ Loa bị đổ nhiều lần. Khi khai quật cắt một số đoạn thành để nghiên cứu, các nhà khảo cổ học phát hiện kỹ thuật gia cố thành của Thục Phán là dùng đá tảng có đường kính 15-60cm để làm chắc chân thành. Xung quanh Cổ Loa, một mạng lưới thủy văn dày đặc, mỗi vòng thành đều có hào nước bao quanh bên ngoài, hào rộng trung bình 10m-30m. Các vòng hào đều thông với nhau và thông với sông Hoàng. Sự kết hợp của sông, hào và tường thành không có hình dạng nhất định, khiến thành như một mê cung, là một khu quân sự vừa thuận lợi cho tấn công vừa tốt cho phòng thủ.

1

Giá trị của thành Cổ Loa:

Về mặt quân sự, thành Cổ Loa thể hiện sự sáng tạo độc đáo của người Việt cổ trong công cuộc giữ nước và chống ngoại xâm. Với các bức thành kiên cố, các hào sâu rộng cùng các ụ, lũy, Cổ Loa là một căn cứ phòng thủ vững chắc để bảo vệ nhà vua, triều đình và kinh đô. Đồng thời là một căn cứ kết hợp hài hòa thủy binh cùng bộ binh. Nhờ ba vòng hào thông nhau dễ dàng, thủy binh có thể phối hợp cùng bộ binh để vận động trên bộ cũng như trên nước khi tác chiến.

Về mặt xã hội, với sự phân bố từng khu cư trú cho vua, quan, binh lính, thành Cổ Loa là một chứng cứ về sự phân hóa của xã hội thời ấy. Thời kỳ này, vua quan không những đã tách khỏi dân chúng mà còn phải được bảo vệ chặt chẽ, sống gần như cô lập hẳn với cuộc sống bình thường. Xã hội đã có giai cấp rõ ràng và xa hội có sự phân hóa giàu nghèo rõ ràng.

Về mặt văn hóa, là một tòa thành cổ nhất còn để lại dấu tích, Cổ Loa trở thành một di sản văn hóa, một bằng chứng về sự sáng tạo, về trình độ kỹ thuật cũng như văn hóa của người Việt Cổ. Năm 2013 thành Cổ Loa được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia đặc biệt. Hàng năm, vào ngày 6 tháng Giêng Âm lịch, cư dân Cổ Loa tổ chức một lễ trang trọng để tưởng nhớ đến những người xưa đã có công xây thành, và nhất là để ghi ơn An Dương Vương. Và trong lễ hội này còn diễn ra nhiều trò chơi dân gian như chọi gà, đánh đu, thi vật, cờ người… thu hút đông đảo nhân dân trong vùng tham gia.

Tạm đóng:

Nhắc đến Cổ Loa, chúng ta nghĩ ngay đến truyền thuyết về An Dương Vương được thần Kim Quy bày cho cách xây thành, về chiếc nỏ thần làm từ móng chân rùa thần và mối tình bi thương Mỵ Châu-Trọng Thủy. Đằng sau những câu chuyện thiên về tâm linh ấy, thế hệ con cháu còn khám phá được những giá trị lịch sử, khảo cổ, văn hóa to lớn của Cổ Loa.

Đến thăm quan khu di tích Loa Thành, du khách cảm nhận được cảnh quan thiên nhiên khoáng đạt của làng quê Việt với hào nước, sông ngòi, gò đống. Khu vực thành nội hiện còn nhiều di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật như khu đền Thượng thờ An Dương Vương, đình Ngự Triều, am thờ Mỵ Châu và chùa Bảo Sơn…

Thành Cổ Loa đã và đang là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và Quốc tế.

2

3

4

5

Các di tích lịch sử hiện còn ở khu di tích Cổ Loa.

6

7

8

Các nghi lễ và trò chơi dân gian trong lễ hội Cổ Loa.

9

10

11

12

Một số hình ảnh trong các cuộc khai quật khảo cổ tại khu vực Thành Cổ Loa.

TS.Bùi Thu Phương (Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội)

Tài liệu tham khảo:

1.Lại Văn Tới, Kinh đô Cổ Loa trong sự hình thành văn minh Đại Việt, Thông báo khoa học Trung tâm Nghiên cứu Kinh Thành, Hà Nội, 2015.

2.Trần Quốc Vượng, Cổ Loa – Những kết quả nghiên cứu vừa qua và những triển vọng tới, Khảo cổ họ số 3-4, 1969, tr. 104-126.

[1] Trần Quốc Vượng, Cổ Loa – Những kết quả nghiên cứu vừa qua và những triển vọng tới, Khảo cổ họ số 3-4, 1969, tr.126.

Top 15 thành cổ loa có dạng gì biên soạn bởi Nhà Xinh

Thành Cổ Loa – hành trình khám phá tòa thành cổ nhất Việt Nam

  • Tác giả: justfly.vn
  • Ngày đăng: 04/18/2022
  • Rate: 4.71 (361 vote)
  • Tóm tắt: Nằm không quá cách xa trung tâm **Hà Nội **lại thêm đường xá thuận lợi, dễ đi nên bạn có thể đến tham quan thành Cổ Loa bằng bất kì phương tiện nào, có thể là …

Thành Cổ Loa Có Hình Dạng Gì

  • Tác giả: aqv.edu.vn
  • Ngày đăng: 03/02/2022
  • Rate: 4.42 (243 vote)
  • Tóm tắt: Thành nội hình chữ nhật, cao vừa đủ 5 m so với phương diện đất, mặt thành rộng từ 6 m-12 m, chân rộng lớn từ 20 m-30 m, chu vi 1.650 m và tất cả …
  • Kết quả tìm kiếm: Chất liệu chủ yếu dùng để xây thành là đất, sau đó là đá và gốm vỡ. Đá được dùng để kè cho chân thành được vững chắc. Các đoạn thành ven sông, ven đầm được kè nhiều đá hơn các đoạn khác. Đá kè là loại đá tảng lớn và đá cuội được chở tới từ các miền …

Thành cổ Loa ở đâu? Sự tích, Kiến Trúc, Lễ hội khu di tích

Thành cổ Loa ở đâu? Sự tích, Kiến Trúc, Lễ hội khu di tích
  • Tác giả: tienamphu.com
  • Ngày đăng: 03/23/2022
  • Rate: 4.21 (522 vote)
  • Tóm tắt: Thành Cổ Loa có hình dạng gì? Thành Cổ Loa được thiết kế theo dạng vòng xoáy trôn ốc nên nhiều người còn gọi với cái tên Loa Thành. Theo các …
  • Kết quả tìm kiếm: Tương truyền đây là ngôi mộ chôn cất Mị Châu, được đặt ngay dưới gốc đa đã có tuổi đời >1000 năm. Giúp tỏa bóng mát cả một khoảng sân và rẻ thành 2 nhánh men theo lối vào am. Trên các bậc cao niên trong làng kể lại thì khi Mỵ Châu qua đời đã biến …

Em hãy mô tả thành Cổ Loa

  • Tác giả: timdapan.com
  • Ngày đăng: 11/02/2022
  • Rate: 4.08 (214 vote)
  • Tóm tắt: Em hãy mô tả thành Cổ Loa. … dựa vào sgk Lịch sử 6 trang 43 để trả lời. … – Thành Cổ Loa được xây dựng theo hình xoáy trôn ốc. – Thành có 3 vòng khép kín với …

Khám Phá Di Tích Thành Cổ Loa Điểm Du Lịch Nổi Tiếng Hà Nội

Khám Phá Di Tích Thành Cổ Loa Điểm Du Lịch Nổi Tiếng Hà Nội
  • Tác giả: motorbike.vn
  • Ngày đăng: 06/07/2022
  • Rate: 3.93 (317 vote)
  • Tóm tắt: Khám phá xem nơi đây có gì thú vị nhé! … Thành Cổ Loa có dạng hình xoắn ốc. … Đến di tích Thành Cổ Loa bằng phương tiện gì?
  • Kết quả tìm kiếm: Xung quanh hồ có nhiều ghế đá để mọi người ngồi nghỉ ngơi dưới những tán cây lớn, tận hưởng không gian trong lành, mát mẻ. Ở cửa đền có đôi rồng đá uốn khúc sống động với nghệ thuật điêu khắc thời Lê. Bên trong khung cảnh yên tĩnh, cây cối vườn sau …

Thành Cổ Loa – truyền thuyết và hiện tại – Báo Hòa Bình

  • Tác giả: baohoabinh.com.vn
  • Ngày đăng: 06/10/2022
  • Rate: 3.69 (245 vote)
  • Tóm tắt: Theo mạch dẫn chuyện của hướng dẫn viên du lịch Chu Thị Nương được biết: Khu di tích Cổ Loa có diện tích bảo tồn gần 500 ha, được coi là địa chỉ …

Cao Lỗ thiết kế và xây Cổ Loa Thành

  • Tác giả: fudozon.com
  • Ngày đăng: 01/28/2022
  • Rate: 3.59 (404 vote)
  • Tóm tắt: Sự kết hợp của sông, hào và tường thành không có hình dạng nhất định, khiến thành như một mê cung, là một khu quân sự vừa thuận lợi cho tấn công vừa tốt cho …
  • Kết quả tìm kiếm: Cao Lỗ đã biết dựa vào những kinh nghiệm thực tế để gia cố nền, móng khắc phục khó khăn. Vết chân rùa thần (theo truyền thuyết) chính là bí mật tổ tiên khám phá, xử lý. Ngày nay, khi xẻ dọc thành để nghiên cứu, các nhà khảo cổ học thấy rõ chân …

Khám phá thành Cổ Loa: Tòa thành cổ lớn nhất, độc đáo nhất Việt Nam

  • Tác giả: disantrangan.vn
  • Ngày đăng: 02/15/2022
  • Rate: 3.31 (360 vote)
  • Tóm tắt: Do ai xây dựng? được xây dựng theo hình gì? Thành … Thành Cổ Loa có rất nhiều tên gọi khác nhau như Loa thành (thành Ốc), thành Côn Lôn, …

Cổ Loa-Di tích lịch sử độc đáo của Thủ Đô Hà Nội

  • Tác giả: stour.vn
  • Ngày đăng: 03/07/2022
  • Rate: 3.07 (345 vote)
  • Tóm tắt: Quá khứ đã lùi xa, thành Cổ Loa từ thời An Dương Vương vẫn còn đó và ngày nay, … Đây là một công trình kiến trúc nhỏ có dạng Phương đình, …

thành cổ loa có dạng: a) hình tròn b: hình thang c) hình vuông d) hình xoáy trôn ốc

  • Tác giả: hoidap247.com
  • Ngày đăng: 02/06/2022
  • Rate: 2.96 (181 vote)
  • Tóm tắt: Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào? avatar.

Thành Cổ Loa – Tòa thành cổ nhất Đông Nam Á – Phần 1

Thành Cổ Loa - Tòa thành cổ nhất Đông Nam Á - Phần 1
  • Tác giả: blog.mytour.vn
  • Ngày đăng: 01/29/2022
  • Rate: 2.85 (84 vote)
  • Tóm tắt: Thành Cổ Loa – Di tích lịch sử văn hóa dân tộc – Ảnh: Sưu tầm … Thành trung là một vòng thành khép kín không có hình dạng cụ thể bao bọc …
  • Kết quả tìm kiếm: Trong lịch sử dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc ta, có rất nhiều những công trình kiến trúc độc đáo trong đó phải kể đến tòa thành cổ nhất, quy mô lớn và bậc nhất, cấu trúc cũng thuộc loại độc đáo nhất trong lịch sử xây dựng thành lũy chống …

Văn mẫu lớp 8: Thuyết minh về Thành Cổ Loa (5 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 8

  • Tác giả: download.vn
  • Ngày đăng: 03/08/2022
  • Rate: 2.62 (116 vote)
  • Tóm tắt: Sự kết hợp của sông, hào và tường thành không có hình dạng nhất định, khiến thành như một mê cung, là một khu quân sự vừa thuận lợi cho tấn công vừa tốt cho …
  • Kết quả tìm kiếm: Xung quanh Cổ Loa, một mạng lưới thủy văn dày đặc đã được tạo ra, thành một vùng khép kín, thuận lợi cho việc xây dựng căn cứ thủy binh hùng mạnh. Ngay sau khi xây thành, An Dương Vương đã chiêu tập những thợ mộc giỏi, sử dụng gỗ ở địa phương đóng …

Thành Cổ Loa – Di Tích Mang Ý Nghĩa Lịch Sử To Lớn Của Dân Tộc

Thành Cổ Loa - Di Tích Mang Ý Nghĩa Lịch Sử To Lớn Của Dân Tộc
  • Tác giả: huynhhieutravel.com
  • Ngày đăng: 02/27/2022
  • Rate: 2.53 (72 vote)
  • Tóm tắt: Sự kết hợp của sông, hào và tường thành không có hình dạng nhất định, khiến thành như một mê cung, là một khu quân sự vừa thuận lợi cho tấn công vừa tốt cho …
  • Kết quả tìm kiếm: Ngô Quyền cho đóng đô ở thành Cổ Loa. Ngô Quyền đã tiến hành nhiều cải cánh khác nhau. Mà điển hình là việc tu sửa lại thành Cổ Loa thành nơi trung tâm về quân sự, kinh tế và văn hóa của cả nước. Tuy vậy Ngô Quyền chỉ tại vị được 6 năm, một tòa …

Thành Cổ Loa – Ngôi thành cổ gắn liền với truyền thuyết Hùng Vương

  • Tác giả: tokyometro.vn
  • Ngày đăng: 06/11/2022
  • Rate: 2.59 (92 vote)
  • Tóm tắt: Nếu có bất kì ý kiến đóng góp nào hãy để lại ở phần bên dưới. Thân ái! Mời bạn xem thêm các bài viết liên quan: Hãy theo dõi Tokyometro để cập …
  • Kết quả tìm kiếm: Nếu bạn là người yêu thích lịch sử và muốn khám phá những công trình có kiến trúc độc đáo thì Thành Cổ Loa là một địa điểm không thể bỏ lỡ. Nơi đây gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của cha ông ta từ thời các vua Hùng. Ngày hôm nay, hãy …

Thành Cổ Loa được xây dựng theo hình gì? Vì sao có tên là Cổ Loa? Dựa

  • Tác giả: tuhoc365.vn
  • Ngày đăng: 04/18/2022
  • Rate: 2.38 (157 vote)
  • Tóm tắt: Lời giải của Tự Học 365 … – Thành được đắp bằng đất (như hình tròn ốc) có 3 vòng khép kín với: + Tổng chiều dài chu vi 16.000m. Chiều cao 5 – 10m. Mặt rộng …