Con học sa sút do đâu? Nguyên nhân, biểu hiện và giải pháp

28/05/2021 | Blacasa Education

Con học yếu kém hoặc đang giỏi lại sa sút, kết quả học tập thấp là nỗi lo của bất kỳ phụ huynh nào. Vậy con học sa sút do đâu? Biểu hiện thế nào, nguyên nhân của tình trạng này là gì và cách khắc phục ra sao để giúp con tiến bộ? Dưới đây là những thông tin tham khảo dành cho bạn.

Dấu hiệu con học hành sa sút

Dấu hiệu con học hành sa sút rất dễ nhận ra. Cha mẹ hoặc thầy cô chỉ cần để ý một chút là biết. Dưới đây là một số biểu hiện:

Kết quả học tập của con liên tục thấp trong một thời gian

Nếu con bạn thường xuyên nhận về các bài kiểm tra với số điểm thấp trong một thời gian thì đây là biểu hiện dễ thấy nhất của việc con học hành có phần giảm sút rõ ràng. Đặc biệt nếu trước đó con là học sinh khá giỏi.

TnerWQ7dwDBgJpKI_PH5vXXYJbbyv03k-s-daVpBxP255QT5uq_uQzpLbEKrvOYEUUWsWavT2_ctAdc7VSx6xFMQQ2WnYceQW4PR2iVwy3aM1zw9unrTDFrpgIGdLDJLcdQZckYw

Nếu con thường xuyên bị điểm kém thì rất có thể con đang học hành sa sút

Con không có hứng thú với việc học

Điều này tưởng chừng không quan trọng nhưng lại rất nguy hiểm. Bởi một khi bản thân con không có niềm yêu thích, say mê với việc học nữa thì sẽ rất khó tác động trở lại. Con không muốn dành thời gian cho việc học nữa mà thay vào đó là việc khác như đi chơi, tụ tập bạn bè, yêu đương,…

Con bị hổng kiến thức, không làm được bài tập

Việc không tập trung vào học một thời gian dài khiến con bị hổng phần kiến thức đã bỏ qua và không làm được bài tập ở trên lớp cũng như ở nhà nữa. Con bắt đầu chán nản hoặc chỉ học đối phó, học vẹt, thậm chí không làm bài tập, không nghe giảng hay ghi bài, về nhà cũng lười học,… thì đều là biểu hiện xuống dốc trong việc học của con.

Con trốn tránh việc học, nói kết quả cho bố mẹ

Chính vì kết quả thấp nên con không muốn nói với bố mẹ, thường lảng tránh khi bố mẹ nhắc đến, im lặng hay thậm chí là phản ứng với những gì bố mẹ nói. Đầu tiên là sợ sệt, sau đó là chống đối, thậm chí bất cần khi bị giáo viên nhắc nhở kết quả học tập với bố mẹ. Rất có thể việc học của con đã kém hơn trước.

Con học sa sút do đâu?

Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến việc con học hành sa sút? Dưới đây là một số lý do:

Nguyên nhân chủ quan từ con

  • Con không xác định được mục đích, động cơ của việc học, con nghĩ học cho bố mẹ, cho thầy cô mà không phải cho chính con nên học hành sa sút dần.
  • Con chủ quan vì mình biết hết rồi, đã giỏi rồi dẫn đến lười học, không chủ động tiếp thu kiến thức mới.
  • Con mất hứng thú, động lực học, không còn niềm yêu thích với môn học.
  • Con ngại làm bài khó, học điều khó mà chỉ muốn làm bài dễ.
  • Con có những mối quan tâm khác ngoài việc học.
  • Con trải qua quá trình phát triển của tuổi thiếu niên, tuổi dậy thì,…

gtoVqBfQyFZg17RxjHxhaOJrOrG1EkK-hMryvbUpu58-XRrR2Anf8XQkDz-wH7zR4lCGlnXc3fpMIg2yCcviaoH8fzOahmv9JlsIWdmiyhDuC2QplzWI11tnzJm72dqUgaFgfun9

Có nhiều nguyên nhân từ bản thân dẫn đến việc học sa sút, cha mẹ nên tìm hiểu kỹ vấn đề của con thay vì quát mắng

Nguyên nhân khách quan từ gia đình, nhà trường

  • Gia đình thiếu quan tâm đến việc học, cuộc sống, tâm lý của con.
  • Gia đình có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế, khiến con phải làm việc ngoài việc học.
  • Gia đình không hạnh phúc ảnh hưởng đến tâm lý của con.
  • Thầy cô, nhà trường không khiến con có hứng thú với môn học.
  • Giáo viên giảng bài quá nhanh hoặc chậm khiến con không tiếp thu kịp hoặc mất tập trung.
  • Giáo viên không quan tâm đến học sinh.
  • Giáo viên thiên vị, đối xử không công bằng cũng có thể làm ảnh hưởng đến việc học môn đó của con.
  • Bạn bè và môi trường ở lớp học không lành mạnh cũng có tác động xấu đến việc học của con.

Giải pháp giúp con thoát khỏi tình trạng học sa sút

Hiểu tình trạng của con, trò chuyện và lắng nghe con chia sẻ

Đầu tiên, bạn cần hiểu được thực trạng vấn đề, mức độ sa sút của con đến đâu để kịp thời điều chỉnh. Rất cần một buổi trò chuyện chia sẻ thẳng thắn với con và lắng nghe con nói về chuyện của mình. Bạn tuyệt đối không nên chỉ trích kết quả của con mà nên thấu hiểu để con thấy mình có chỗ dựa về tâm lý.

Kiểm tra sức khoẻ cho con

Khi trẻ còn nhỏ có thể chưa bộc lộ ra nhưng trẻ càng lớn, đặc biệt lên cấp 2, cấp 3 thì sẽ biểu hiện rõ rệt hơn về các vấn đề như khả năng ngôn ngữ, chứng khó viết, khả năng tính toán, hội chứng giảm chú ý, khó tập trung,… Ngoài ra, nguyên nhân sâu xa hơn có thể đến từ những chứng như rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, lo lắng, rối loạn dinh dưỡng hoặc lạm dụng thuốc. Nên rất cần thiết để phụ huynh cho con đi kiểm tra các vấn đề này có gặp phải ở con mình hay không. Nếu con có chuyên gia sức khoẻ riêng thì bạn cần trao đổi với họ.

Đừng kỳ vọng quá cao vào con

Việc có áp lực sẽ khiến con cố gắng, nhưng áp lực quá lớn sẽ khiến con mệt mỏi. Con luôn phải cố gắng đáp ứng kỳ vọng của bạn như việc muốn con học tốt tất cả các môn mà không phù hợp với sức và sở thích của con thì là một điều không tưởng. Cho nên bạn cần bình tĩnh và xác định mục tiêu rõ ràng cho chính mình cũng như cho con, động viên con thực hiện và hoàn thành mục tiêu đó.

jnzRkeof3e4vfZ5bMDGPe5xacbgYPoOIGTxN2jFJ-spI7YCNfKiNSC5y7QF7iLFDta2a7g-JGi4RGeu1gkCrLzE9oCcrhrJ83pQowrFDljKv_55e8i9ZG6WWJ_-gXcSKmi3efFtt

Phụ huynh nên là người bạn đồng hành cùng con trên con đường học tập

Lấp lỗ hổng kiến thức cho con

Sau khi đã hiểu vấn đề của con và xác định rõ hướng đi của mình thì phụ huynh có thể giúp con bù lấp khoảng kiến thức đã mất bằng việc nhờ giáo viên của con hay thuê gia sư ở ngoài. Việc này giúp con tự tin hơn với kiến thức và sự hiểu biết của mình để có thể làm tốt hơn trong khoảng thời gian tiếp theo.

Kết nối với giáo viên của con

Phụ huynh và giáo viên là hai người tác động nhiều nhất đến việc học của trẻ. Do vậy không thể nào có việc không kết nối với nhau. Nếu con sa sút trong nhiều môn học thì có thể tổ chức cuộc họp nhóm thay vì từng môn để xem vấn đề của con có giống nhau trong các môn học hay không. Hãy hỏi thầy cô xem họ nhận thấy vấn đề của con bạn là thế nào, có khác biểu hiện ở nhà không hay có bạn bè, mối quan hệ trường lớp nào làm ảnh hưởng đến việc học của con mà thầy cô có thể biết.

Trên đây là những biểu hiện, nguyên nhân con học sa sút và một số giải pháp khắc phục tình trạng này. Hy vọng các bậc phụ huynh sẽ áp dụng thành công với con em mình.