Trẻ sơ sinh tay chân lạnh: Dấu hiệu bình thường hay nguy hiểm?

  • Có màu da bình thường
  • Sinh hoạt bình thường
  • Rất tỉnh táo, khi được gọi thì bé sẽ dậy nhanh chóng và dễ dàng
  • Khóc mạnh, phản xạ bình thường
  • Môi, lưỡi không khô, không tím tái, không khát nước…

Trong trường hợp, trẻ sơ sinh tay chân lạnh đi kèm với các triệu chứng như:

  • Trẻ sơ sinh người nóng chân tay lạnh, sốt cao trên 39°C
  • Da nhợt nhạt hay thậm chí tím tái
  • Các phản ứng của trẻ không được nhạy bén như bình thường, không cười, khóc nhiều trong vài giờ
  • Khó đánh thức bé dậy
  • Bé nằm im, li bì
  • Môi và lưỡi khô, mắt trũng, thóp trũng, khi thở thấy bụng phình, ngực lõm
  • Có vài cơn lạnh run người
  • Cổ cứng, mụn nước trên da, nổi mẩn khi đè ép
  • Khóc liên tục…

Bạn cần đưa trẻ đến bác sĩ ngay vì đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề nguy hiểm như viêm màng não. Nếu không được điều trị kịp thời, trẻ sơ sinh chân tay lạnh sẽ có nguy cơ tử vong.

>>> Bạn có thể quan tâm: Chân tay ra mồ hôi khi trời lạnh: Không nên chủ quan

Cha mẹ cần làm gì khi tay chân trẻ sơ sinh bị lạnh?

tay chân lạnh

Trẻ sơ sinh tay chân lạnh là hiện tượng bình thường, không gây ra nhiều vấn đề. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể áp dụng các biện pháp để giữ ấm cho trẻ khi chân tay trẻ sơ sinh lạnh:

  • Trẻ sơ sinh tay chân lạnh phải làm sao? Hãy cho bé mặc quần áo tay dài, mang tất (vớ) để che toàn bộ cơ thể và giúp cơ thể phân phối lại nhiệt. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ xung quanh bình thường, đừng quấn khăn hay mặc áo giữ ấm cho trẻ bởi con sẽ đổ mồ hôi nếu được ủ quá ấm, nhiệt không thoát ra được bên ngoài. Điều này có thể khiến chân tay bé dễ bị nhiễm lạnh nhiều hơn.
  • Khi chân tay bé lạnh và ra mồ hôi, bạn có thể lấy khăn mềm lau cho bé rồi xoa bóp nhẹ nhàng tay chân bé một lúc để con cảm thấy ấm hơn.
  • Trẻ sơ sinh tay chân lạnh nên làm gì? Với các bé lớn, đã biết đi, mẹ cần tránh để bé đi chân đất trên sàn đá lạnh. Tốt nhất nên mua những đôi dép dành để đi trong nhà cho bé. Khi bé lớn hơn một chút, bạn cũng có thể cho bé ngâm chân tay bằng nước ấm pha gừng muối trước giờ đi ngủ.
  • Trẻ sơ sinh tay chân lạnh phải làm sao? Nếu trẻ sơ sinh bị lạnh tay chân, bạn phải luôn luôn giữ ấm cơ thể bé vào mùa đông hay những ngày trở lạnh. Đặc biệt, tay và chân là những bộ phận tiếp xúc nhiều với bên ngoài nên cần được giữ ấm đúng cách.
  • Tắm nắng thường xuyên cho trẻ trong khoảng thời gian từ 6 đến 8 giờ 30 phút sáng tránh nguy cơ thiếu vitamin D, dẫn tới thiếu canxi. Nếu sinh sống ở vùng quá lạnh hay quá nóng, bạn cần chọn thời gian tắm nắng cho bé phù hợp để khắc phục vấn đề tay chân bé lạnh.
  • Trẻ sơ sinh tay chân lạnh nên làm gì? Khi trẻ đến tuổi ăn dặm, bạn cần cho trẻ ăn nhiều các loại thực phẩm giàu chất sắt như lòng đỏ trứng, thịt bò, đậu nành… Đồng thời, cho trẻ bị lạnh tay chân ăn trái cây tươi hoặc nước ép trái cây để ngăn chặn tình trạng thiếu vitamin.

>>> Bạn có thể quan tâm: Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật và 5 điều mẹ cần nhớ

Nhìn chung, trẻ sơ sinh tay chân lạnh là hiện tượng khá bình thường. Theo thời gian, khi trẻ lớn dần thì hệ tuần hoàn cũng sẽ được cải thiện. Do đó, khi thấy tay chân trẻ sơ sinh lạnh, mẹ đừng quá lo lắng hay hoảng hốt nhé. Tuy nhiên, mẹ cũng cần lưu ý một số trường hợp trẻ sơ sinh tay chân lạnh đi kèm với triệu chứng sốt cao, hay da bé nhợt nhạt,… nên lập tức đưa con đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để có cách chữa trị thích hợp.