Bánh tráng trộn là món ăn vặt trứ danh không chỉ các tỉnh miền Nam mà đã phổ biến toàn quốc đặc biệt ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Đây là món ăn vặt ăn hoài không chán bởi vị dai dai của sợi bánh tráng, bùi bùi của đậu phộng, chua chua của xoài, chút giòn của các loại đồ khô như tép, hành tỏi phi, chút cay của bò khô và đặc biệt là nước sốt me chua cay ngọt cực hấp dẫn và vị thơm của tắc và lá răm. Với giá bình dân rất rẻ chỉ từ 15-20k một suất và lượng tiêu thụ hàng ngày lớn chắc chắn sẽ là ý tưởng kinh doanh cực hay cho người mới tập tành. Bài viết dưới đây Đông Nam sẽ chia sẻ các cách làm bánh tráng trộn làm tại nhà hay để kinh doanh nhé!
Cách làm bánh tráng trộn Tây Ninh chuẩn vị để bán
Nguyên liệu làm Bánh tráng trộn muối tôm Tây Ninh
Công thức này Đông Nam áp dụng cho 2 người, nếu đông hơn bạn cứ nhân số lượng từng nguyên liệu lên nhé!
- Bánh tráng 100 gr
- Khô mực 50 gr
- Khô bò 50 gr
- Xoài xanh 1/2 trái
- Rau răm 50 gr
- Tỏi 5 tép
- Tắc 2 trái
- Hành tím 5 củ
- Trứng cút 10 quả
- Muối tôm Tây Ninh 2 muỗng cà phê
- Đậu phộng 100 gr
- Ruốc sấy 2 muỗng cà phê
- Dầu sa tế 4 muỗng cà phê
- Dầu ăn 150 ml
- Muối 1 ít
Cách chế biến Bánh tráng trộn Tây Ninh để bán
Sơ chế nguyên liệu
- Đầu tiên, bánh tráng bạn dùng kéo cắt thành khúc vừa ăn, xoài xanh đem gọt vỏ, rồi bào sợi. Rau răm bạn lấy lá non rửa sạch, để ráo, cắt khúc.
- Đối với hành tím, tỏi bạn lột vỏ bào hành tím thật mỏng, tỏi dùng dao băm nhuyễn.
Phi hành tím
- Bạn bắc chảo lên bếp cùng chảo thêm 5 muỗng canh dầu ăn với lửa vừa, rắc ít bột mì để chống bắn bạn cho hành tím bào mỏng vào, đảo đều phi hành trong vòng 7-10 phút.
- Khi thấy hành tím tỏa mùi thơm, chuyển vàng, bạn tắt bếp cho ra chén.
Xem thêm: Cách làm hành phi
Phi tỏi
- Tiếp theo, bạn thêm dầu và phi tiếp tỏi băm vào phi trong vòng 5-7 phút.
- Khi thấy tỏi thơm chuyển sang màu vàng giòn thì bạn tắt bếp, cho tỏi phi ra chén.
Xem thêm: Cách làm tỏi phi
Nếu bạn làm kinh doanh thì mua hành tỏi phi sẵn sẽ tiết kiệm thời gian, chi phí hơn nhé.
Luộc trứng cút
- Bạn luộc trứng cút với lửa lớn, nước sôi bạn giảm xuống lửa vừa, cho trứng cút vào luộc trong vòng 10 phút.
- Khi trứng cút nổi lên bề mặt là đã chín, bạn vớt ra chén để nguội, rồi lột vỏ
Rang đậu phộng
- Bạn lấy chảo khác cho lên bếp, cho động phộng và 3 muỗng muối rang với lửa nhỏ trong vòng 10-13 phút.
- Khi thấy đậu phộng thơm, ăn giòn, bùi, màu đậm hơn thì đã chín bạn tắt bếp bỏ muối và bỏ lớp vỏ bên ngoài là được.
Trộn bánh tráng
- Bạn lấy thau rồi lần lượt cho bánh tráng, nước cốt trái tắc, 2 muỗng cà phê muối tôm Tây Ninh, trộn đều tay.
- Bạn cho tỏi phi, hành phi, đậu phộng rang giã vỡ, xoài xanh bào sợi, ruốc sấy, rau rau cắt khúc, 4 muỗng cà phê dầu sa tế vào, tiếp tục đảo đều lên.
- Khi bánh tráng đã thấm đều bạn cho nốt 1 ít trứng cút lộn vào, nêm nếm vừa ăn, sau đó cho ra đĩa là hoàn thành rồi nha.
Thành phẩm
Tuy nhiều công đoạn lẻ tẻ nhưng món bánh tráng trộn Tây Ninh rất dễ làm và hấp dẫn phải không nào.
Bánh tráng không hề khô, vẫn giữ được độ mềm, dai dai, vị chua chua của xoài xanh, muối tôm mằn mặn, cay cay của bò khô, mực khô đúng là vô cùng khó cưỡng phải không nào.
Cách làm bánh tráng trộn Sài Gòn cực ngon
Nguồn gốc của bánh tráng trộn bắt đầu từ Sài Gòn, nên nếu bạn muốn tự làm bánh trộn thì đừng bỏ qua công thức này nhé!
Nguyên liệu làm bánh tráng trộn
- Bánh tráng khô (loại bánh tráng dạng tròn, màu trắng): 1 xấp
- Xoài xanh: 1 quả
- Trứng cút: 10 quả
- Tắc tươi: 3 trái
- Ruốc thịt heo: 5g (xé sợi ra)
- Thịt bò khô xé sợi: 40g
- Hành lá và hành tím: 100g
- Rau răm: 50g (cắt nhỏ)
- Đậu phộng: 50g (đã rang, lột vỏ)
- Sa tế: loại ngon mà có nước
- Muối tôm Tây Ninh loại ngon
Cách làm bánh tráng trộn Sài Gòn tại nhà
- Bạn cắt bánh tráng trộn thành miếng vừa ăn hoặc mua loại bánh tráng đã cắt sẵn.
- Xoài gọt vỏ, bào sợi dài
- Hành tím phi thơm như cách trên
- Hành lá cắt nhỏ, bắc chảo lên bếp, cho chút dầu ăn, hành vào để phi mỡ hành.
- Trứng cút luộc chín và lột vỏ
- Cho bánh tráng, mỡ hành, xoài, muối tôm, nước tắc, đậu phộng, rau rau, hành phi, nước sốt bánh tráng trộn (xem cách làm bên dưới) vào tô lớn và đeo bao tay nilon trộn đều.
- Cho ra đĩa, thêm ruốc heo, khô bò, đậu phộng và xoài, trứng cút để lên mặt trên cho đẹp và bắt tay thưởng thức ngay thôi nào.
Bí quyết cách làm nước sốt bánh tráng trộn ngon như ở hàng quán
Nguyên liệu làm nước sốt bánh tráng trộn
- Nước tương: 1 muỗng canh
- Giấm ăn: 1 muỗng canh
- Đường kính trắng: 1 muỗng café
- Nước sốt me: 1 muỗng canh
- Đậu phộng rang: 1 muỗng canh
- Ớt, tỏi, sa tế
Cách làm nước sốt bánh tráng trộn bằng sốt me
- Bạn cho nước tương, giấm ăn, đường vào chén nhỏ, khuấy đều rồi cho tất cả hòa tan.
- Băm nhỏ tỏi, ớt, sả rồi cho vào hỗn hợp, trộn đều.
- Cho thêm nước sốt me, đậu phộng giã thật nhuyễn vào.
- Nếu bạn thích ăn nhiều cay thì cho thêm sa tế vào để đậm vị hơn nhé.
Như vậy bạn đã hoàn thành nước sốt làm bánh tráng trộn siêu ngon rồi nhé.
Cách bảo quản bánh tráng trộn qua đêm
Nếu bánh tráng trộn bạn chưa qua chế biến có thể bảo quản bằng cách sau:
- Không bảo quản trong tủ lạnh vì dễ làm bánh khô cứng ăn không còn ngon.
- Cất bánh tráng nơi khô ráo, sạch sẽ, tránh ẩm ướt.
- Che đậy kín sản phẩm, nếu chưa sử dụng hết.
Đối với loại bánh tráng trộn truyền thống, bánh tráng cuốn đã chế biến, nếu bạn muốn để qua đêm thì bảo quản bằng cách để riêng các nguyên liệu cất trong ngăn mát tủ lạnh, trừ vỏ bánh tráng bạn để ngoài nhé. Khi nào bạn muốn ăn thì mang ra trộn nhé sẽ đảm bảo an toàn sức khỏe nha.
Ăn bánh tráng trộn có mập không và bà bầu ăn bánh tráng trộn được không?
Bánh tráng trộn bao nhiêu calo?
Theo nghiên cứu trong 100g bánh tráng trộn chứa 300 calo, 16g chất béo, 5g protein, 44g carbs, chứa tới 94,5% chất bột đường.
Vậy ăn bánh tráng trộn có mập không?
- Trong 100g bánh tráng có nhiều calo và đường đồng nghĩa nếu bạn ăn quá nhiều trong 1 ngày bạn sẽ đối mặt với nguy cơ tăng cân và mập nhanh chóng. Ngoài ra các gia vị như muối tôm, sa tế đều chứa nhiều acid béo no không có lợi cho thân hình bạn đâu nha.
- Chính vì vậy, để ăn bánh tráng mà không sợ béo bạn cần ăn vừa phải, kết hợp thể dục thể thao là yên tâm cân nặng bánh nhé.
Bà bầu có ăn được bánh tráng trộn không?
Nguyên liệu duy nhất mà bà bầu không nên ăn trong bánh tráng trộn đó là rau răm nên khi không bỏ rau răm bà bầu hoàn toàn có thể ăn bánh tráng trộn được nhé tuy nhiên bà bầu nên hạn chế không nên ăn khi quá đói vì gây cồn cào ruột, không nên ăn quá nhiều dễ dẫn đến đầy bụng, khó tiêu nha.
Như vậy, Đông Nam đã giới thiệu đến các độc giả cách làm bánh tráng trộn cực ngon và đơn giản phải không nào. Chúc các bạn làm thành công nha!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!