Socket CPU là gì?
Socket CPU là phần ổ cắm phụ trách gắn kết chip xử lý với bo mạch chủ. Sự hiện diện của socket CPU không chỉ là cầu nối giữa CPU và mainboard mà còn giúp cố định vị trí của CPU, tạo ra sự ổn định khi chung ta di chuyển PC, tránh hiện tượng xê dịch ngoài ý muốn. Ngoài ra, socket CPU còn phụ trách truyền tải thông tin dữ liệu qua lại giữa CPU với mainboard máy tính.
Do trên thị trường hiện nay các nhà sản xuất tung ra nhiều dòng CPU đa dạng về hiệu năng và kích cỡ, nên số lượng socket CPU tương ứng cũng ngày càng nhiều để đáp ứng nhu cầu lắp đặt chip với bo mạch chủ. Bạn cần phải lưu ý điểm này trước khi xây dựng một dàn PC cho bản thân nếu muốn lựa chọn linh kiện để nâng cấp ngày sau.
Các loại socket CPU phổ biến nhất
Có bốn loại socket CPU được lưu hành rộng rãi và sử dụng nhiều hiện nay là LGA, PGA, BGA và ZIF. Tương ứng với từng loại là những đặc tính cơ bản khác biệt, đồng thời tương tích với các dòng CPU khác nhau.
Socket PGA
PGA (Pin Grid Array) là dòng socket có kiểu dáng hình vuông đặc trưng, kết nối với CPU thông qua hệ thống lỗ chân cắm sẵn có trên socket. Mỗi CPU tương thích socket PGA cũng được thiết kế chân cắm để kết nối với ổ cắm trên PGA một cách dễ dàng nhất. Thông thường, để kết nối hai linh kiện này với nhau, người dùng sẽ thực hiện thao tác nhấn nhẹ CPU xuống socket PGA.
Socket LGA
Điểm đặc trưng của socket LGA (Land Grid Array) là dòng sản phẩm này thường được nhà sản xuất tích hợp trực tiếp vào mainboard. Khi cần, người dùng chỉ lựa CPU máy tính với các khe cắm có đầu nối tương thích với socket LGA. Nhờ được gắn thẳng vào bo mạch chủ, socket LGA có độ bền tốt hơn so với socket PGA.
Socket BGA
Sự khác biệt của socket BGA (Ball Grid Array) nằm ở việc đây là một phiên bản khác của socket PGA, tuy nhiên phần chân cắm và ổ cắm của BGA được hàn vào socket để hạn chế trường hợp hư hại các chân cắm riêng lẻ, từ đó giảm thiểu tình trạng hư hại hoặc ngăn ngừa biến dạng CPU khi sử dụng.
Socket ZIF
Socket ZIF (Zero Insertion Force) là một bản nâng cấp khác của dòng socket PGA, được xây dựng để tích hợp thêm chân nối trên CPU. Khi sử dụng socket ZIF, bạn chỉ cần đặt CPU một cách nhẹ nhàng lên socket rồi khóa lại thông qua cơ chế thanh đòn bẩy.
Các hãng sản xuất socket CPU trên máy tính
Nhìn quanh thị trường linh kiện máy tính hiện nay, có hai tên tuổi đình đám nhất đang phụ trách sản xuất và cung ứng socket CPU là AMD và Intel. Tuy nhiên, mỗi doanh nghiệp lại chỉ sản xuất các loại socket CPU của riêng mình nhằm đạt độ tương thích tốt nhất.
Socket do Intel sản xuất
Intel đang duy trì các dòng socket CPU hết sức phổ biến như LGA-2011, LGA-1151, LGA-1155 và đặc biệt là LGA-1155 – dòng socket từng được sử dụng rất rộng rãi và liên tục được đề cập đến trên các diễn đàn công nghệ dưới dạng câu hỏi socket 1155 là gì.
Thực chất, socket LGA-1155 do Intel sản xuất là dòng socket ra đời từ 2011 và được hãng sản xuất để hỗ trợ các đời CPU Intel như Core i3, Core i5, Core i7 hoặc chip Xeon thế hệ thứ hai, thứ ba. Đến thời điểm hiện tại, số người dùng socket LGA-1155 đã ít hơn nhiều do khả năng nâng cấp hạn chế.
Hiện nay các dòng CPU thế hệ mới như Intel Core i thế hệ thứ 10 được sản xuất để tương thích với socket LGA 1200 và không hỗ trợ các dòng socket cũ hơn do sự khác biệt về số lượng chân cắm cũng như khả năng tương thích.
Socket do AMD sản xuất
Gần như mọi loại socket CPU đến từ thương hiệu AMD đều sử dụng một loại chân cắm theo chuẩn PGA. Nhờ đó, bạn sẽ dễ dàng phân biệt socket AMD với socket đến từ Intel. Một số socket phổ biến của AMD có thể kể đến FM1, FM2, 941, 940, 939.
Để tạo sự khác biệt với các dòng Socket CPU do Intel sản xuất, AMD thường tập trung vào cải tiến một số phiên bản socket phổ biến của mình, như trường hợp của AM2+ và AM3+ – đây là bản nâng cấp tương ứng từ AM2 và AM3. Hiện tại, chúng ta quen thuộc hơn với dòng socket CPU AM4 tương thích với các dòng APU Ryzen thế hệ mới với chuẩn 1331 chân cắm.
Nên chọn CPU socket nào?
Theo các chuyên gia giàu kinh nghiệm, bạn nên chọn CPU socket LGA 1151 nếu muốn xây dựng bộ PC với chip xử lý Intel. Còn nếu bạn có kế hoạch sử dụng chip do AMD sản xuất thì hãy lựa chọn các dòng CPU socket AM4 mới để tiện cho việc nâng cấp CPU sau này.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!