Có rất nhiều cách chữa sái quai hàm khác nhau như chườm ấm, nắn chỉnh, phẫu thuật,… Mỗi một cách sẽ được áp dụng cho các trường hợp cụ thể, chính xác hơn là mức độ lệch khớp hàm của mỗi người. Tình trạng trên có thể xuất hiện từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau như ngáp to, cười lớn hay tác động vật lý. Kèm theo đó là rất nhiều dấu hiệu mà bạn có thể nhận biết rõ ràng.
1. Cách chữa sái quai hàm ở nhà
Bị sái quai hàm hay trật khớp hàm là tình trạng xảy ra rất phổ biến, không chỉ người lớn mà các bé cũng thường xuyên bị. Tùy vào mức độ cũng như dấu hiệu, triệu chứng mà có các cách chữa trị khác nhau.
Nhưng xu hướng chung của mọi người ban đầu là sẽ tự tìm cách chữa sái qua hàm tại nhà.
Cách trị trẹo quai hàm tại nhà rất đơn giản và chỉ cần bạn áp dụng đầy đủ, kiên trì với những mẹo sau đây là được.
- Nghỉ ngơi, thư giãn nhẹ nhàng: Sau khi bị sái quai hàm bạn nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn hơn và ngủ đúng tư thế là mặt ngửa lên trên. Đặc biệt là tránh các vận động mạnh cũng như các tác động mạnh đến vùng xương hàm. Trong khoảng 6 tuần đầu, tránh mở miệng quá lớn.
- Chườm khăn ấm: Để giảm bớt tình trạng đau nhức, khó chịu hãy dùng khăn ấm để chườm lên vị trị bị trẹo liên tục trong vòng 20 phút/lần. Trong những ngày đầu nên thực hiện 1 – 2 tiếng và càng về sau giãn ra chỉ còn 3 – 4 lần.
- Thay đổi thực đơn ăn uống: Nếu đang rơi vào tình trạng trẹo quai hàm thì hãy chuyển sang ăn những món mềm, tránh ăn thực phẩm quá cứng, quá dai phải nhai nhiều.
Áp dụng những mẹo chữa đau quai hàm trên đây, chỉ sau vài ngày cảm giác đau nhức, khó chịu ở xương hàm sẽ nhanh chóng biến mất. Hãy lưu ý dù đã áp dụng tất cả nhưng tình trạng đó vẫn không được cải thiện thì bạn nên đi khám bác sĩ ngay.
2. Phương pháp chữa sái quai hàm tại cơ sở y tế
Tùy vào mức độ trật khớp hàm và các biểu hiện đi kèm, bác sĩ sẽ thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả. Trong đó có hai phương pháp chữa sái quai hàm được chỉ định nhiều nhất là nắn và phẫu thuật.
Ở mức độ nhẹ, thì bác sĩ sẽ chỉ tiến hành nắn hàm nhưng nếu như tình trạng của bệnh nhân phức tạp hơn, phương pháp đầu không còn hiệu quả thì bắt buộc phải làm phẫu thuật hàm.
2.1. Nắn hàm
Để có thể thực hiện một cách dễ dàng và nhằm giúp hạn chế các cơn đau cho bệnh nhân, đầu tiên bác sĩ sẽ tiêm thuốc giảm đau hoặc giãn cơ.
Bệnh nhân sau đó được điều chỉnh tư thế ngồi sao cho đúng và thoải mái nhất, đồng thời cũng tạo sự thuận lợi cho bác sĩ trong suốt quá trình nắn hàm.
Khi nắn hàm, bác sĩ sẽ đặt hai miếng gạc chuyên dụng ở mặt nhai dưới của nhóm răng hàm hai bên. Tiếp theo, bác sĩ sử dụng hai ngón tay cái với lực mạnh để ấn toàn bộ xương hàm ở nơi bị trật theo hướng xuống dưới và ra sau nhiều lần.
Đến khi người bệnh cảm thấy xương hàm đã mềm hơn và có thể cử động một cách dễ dàng, không đau tức là xương đã về đúng vị trí ban đầu.
2.2. Phẫu thuật hàm
Phẫu thuật hàm được chỉ định trong các trường hợp sái quai hàm ở mức độ nặng, nghiêm trọng. Tuy nhiên, các bạn cũng không cần quá lo lắng, vì trường hợp đó cũng không quá nhiều.
Đây là một phương pháp có sự can thiệp trực tiếp vào xương hàm và cần phải thực hiện ở các chuyên khoa răng hàm mặt. Với đội ngũ bác sĩ kinh nghiệm “thực chiến” dày dạn, am hiểu thực sự để đảm bảo về kết quả và sự an toàn về sức khỏe của người bệnh.
3. Tại sao tình trạng sái quai hàm lại xảy ra?
Tình trạng sái quai hàm xảy ra do ba nguyên nhân phổ biến là cười quá lớn, ngáp to đột ngột và các tác động vật lý mạnh.
Về cơ bản, trẹo khớp hàm là một dạng bị tổn thương ở vùng gân và bắp thịt của xương hàm, từ đó khiến cho quai hàm bị dịch chuyển ra khỏi vị trí ban đầu. Bệnh lý xương khớp trên nghe qua tưởng như hết sức bình thường, không có gì đáng ngại. Nhưng trong một số trường hợp thì chúng lại đi kèm với rất nhiều triệu chứng khó chịu hoặc là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó nhơ viêm khớp thái dương, rối loạn chức năng xương hàm,…
Ngoài ra ba nguyên nhân trên, trật quai hàm còn do một số điều như sau:
- Nằm ngủ sai tư thế, nhất là đối với những người thường xuyên nằm sấp mặt, nằm nghiêng lâu.
- Hay nghiến răng khi ngủ.
- Những người hay làm việc quá sức, nhất là mang vác nặng trên vai gây ra tình trạng căng cơ ảnh hưởng đến cả vùng xương hàm trên.
- Những người đã có tiền sử sái quai hàm trước đó.
4. Dấu hiệu nhận biết bạn bị sái quai hàm
Thực chất tình trạng sái quai hàm là bệnh lý rất dễ nhận ra với các dấu hiệu rõ ràng dưới đây:
- Cứng ở xương hàm và giữa cổ: Phần lớn mọi người khi bị lệch khớp hàm sẽ có cảm giác bị cứng ở xương hàm và giữa cổ, không thể cử động bình thường kèm theo đó là tình trạng đau nhức, khó chịu.
- Bị ù tai, đau mỏi vùng tai trước: Khi cử động hàm bạn sẽ thấy các cơn đau kéo lên cả vùng đầu vì vậy sẽ xuất hiệu triệu chứng ù tai, đau mỏi vùng tai trước, dẫn đến việc nghe không rõ rất khó chịu.
- Có tiếng kêu lộc cộc khi há miệng: Do xương hàm và xương sọ được liên kết nhờ khớp thái dương. Nên khi bị trật khớp hàm, mòn xương lồi sẽ tác động đến đĩa sụn nên khi há miệng bạn sẽ nghe thấy có tiếng kêu lộc cộc.
- Hàm nhô ra phía trước: Vì khớp hàm bị trật ra nên bạn sẽ thấy phần hàm bị nhô ra phía trước hơn bình thường
Bên cạnh đó còn có các dấu hiệu như không đóng được miệng, khớp cắn bị lệch, răng không đều, gặp khó khăn trong giao tiếp,… Mỗi người khi bị sẽ có các dấu hiệu khác nhau, vì vậy nếu có các triệu chứng nặng hơn để biết chính xác thì bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn.
Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay
5. Nên và không nên làm gì sau khi chữa sái quai hàm?
Sái quai hàm là bệnh sẽ không thể tự khỏi và dễ bị mắc lại, vậy nên sau khi đã chữa trị khỏi bạn cần lưu ý đối với những điều nên và không nên làm dưới đây.
+ Những điều nên làm sau khi chữa sái quai hàm:
- Nên ngủ đủ giấc, đúng tư thế.
- Nên ăn thức ăn mềm, không cần phải nhai nhiều.
- Thực hiện các động tác massage nhẹ nhàng vùng xương hàm.
- Xây dựng lối sống chuẩn, lành mạnh, bớt lo âu, căng thẳng.
- Tránh lao động nặng, thường xuyên làm việc quá sức.
+ Những điều không nên làm sau khi chữa sái quai hàm:
- Tác động mạnh, thường xuyên vào xương hàm.
- Ngáp to, cười lớn nhiều.
- Ưa chuộng các món ăn cứng, dai, giòn.
- Nghiến răng trong khi ngủ.
Nếu như bạn phẫu thuật hàm để chữa trị tình trạng lệch khớp thì cần phải tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ, đặc biệt là tái khám đúng hẹn. Bởi một cuộc phẫu thuật hàm sẽ có những tác động xâm lấn trực tiếp vào vùng xương hàm. Nên quá trình chăm sóc hậu phẫu luôn ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả. Nhất là đối với vấn đề vệ sinh vết mổ, nếu không đảm bảo còn gây ra viễm trùng rất nguy hiểm.
Trên đây là các cách chữa sái quai hàm mà bạn nên “bỏ túi” cho mình ngay. Các cách được phân chia rất rõ ràng đối với ở nhà và tại các cơ sở y tế. Tùy theo mức độ và các dấu hiệu mà sẽ áp dụng phương pháp cụ thể sao cho hiệu quả nhất. Nhưng đặc biệt bạn cần tránh để tình trạng trật khớp hàm kéo dài, bởi không chỉ gây ra sự khó chịu mà còn để lại không ít di chứng khác như lệch mặt.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!