Cách nấu trà sữa truyền thống để bán

Với những cách nấu trà sữa truyền thống để bán mà Trà sữa Đô Đô chia sẻ đến bạn trong bài viết ngày hôm nay, bạn sẽ có một công thức bất bại để kinh doanh trà sữa cực lời. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới để tìm ra công thức ngon nhất để chế biến và phục vụ những vị khách yêu quý nha! Các công thức này đều dễ nấu, thơm ngon và đảm bảo sức khỏe người dùng. Đọc ngay nào các bạn ơi!

1. Nguyên liệu pha trà sữa truyền thống để kinh doanh

Để cho ra được một ly trà sữa dậy vị, thơm béo, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu thật kỹ càng. Các nguyên liệu không cần tốt nhất, nhưng nên là loại thơm ngon, chất lượng. Những cách nấu trà sữa truyền thống để bán dưới đây sẽ chinh phục được rất nhiều người. Sau đây là những nguyên liệu chính tạo nên món trà sữa vị truyền thống của nhà Đô Đô.

1.1 Nguyên liệu trà

Có một điều bạn nên biết là, trà túi lọc thường không được các quán đồ uống sử dụng như chúng ta vẫn thường nghĩ. Lý do của việc này là vì trà túi lọc không chiết xuất hết thành phần tinh khiết của lá trà. Trà để pha trà sữa lý tưởng là loại trà khô như: trà Ô Long, hồng trà, lục trà, trà thiết quan âm. Ngoài ra, nếu không có sẵn trà khô, bạn cũng có thể lựa chọn các lá trà tươi sẵn có.

cách nấu trà sữa truyền thống bằng trà đen
Các loại trà khô luôn đem đến hương vị thơm ngon lạ thường

Một vài tips giúp ban chọn được loại trà ngon:

  • Trà tươi: Lựa chọn những lá có màu xanh thẫm sẽ giúp hương vị trà được đậm hơn.
  • Trà khô: Chọn trà có búp nhỏ, lá được sấy khô, cong không bị dập nát vụn hay ẩm mốc. Bạn cũng nên ngửi để đánh giá được độ thơm của trà.

1.2 Nguyên liệu bột sữa

Để pha được 1 ly trà sữa truyền thống ngon nhất, bạn không nên sử dụng sữa tươi hay sữa đặc. Thay vào đó, bạn nên sử dụng các loại bột béo pha trà sữa. Các bạn có biết rằng, bột sữa thơm ngon và béo ngậy hơn rất nhiều so với các loại sữa khác. Tuy nhiên, không bởi mùi thơm ngọt ngào của bột sữa mà mùi thơm thoang thoản của trà bị lấn át.

cách nấu trà sữa truyền thống để kinh doanh
Bột sữa giúp trà sữa được béo ngậy, thơm sữa

Một số loại bột sữa thường được các đơn vị trà sữa sử dụng để pha chế bao gồm: Bột sữa Kone Thái, bột sữa Frima Hàn Quốc, bột sữa Kingsun,…

1.3 Nguyên liệu topping

Chúng ta không mua một ly trà sữa chỉ để thưởng thức nước trà sữa thôi phải không nào? Các loại topping nhiều hình dạng, mùi vị và cả màu sắc luôn thu hút ánh nhìn của khách hàng. Những loại nguyên liệu này giúp gia tăng cả về màu sắc và hương vị cho món trà sữa truyền thống. Một số loại topping nổi tiếng có thể kể đến như:

  • Trân châu trắng
  • Trân châu đen/đường đen
  • Khúc bạch
  • Thạch phô mai/viên phô mai
  • Bánh pudding
  • Bọt kem cheese và rất nhiều loại khác.
cách làm trà sữa truyền thống để bán
Đa dạng các loại topping dai giòn, nhiều màu sắc

Cách bảo quản các loại topping này cũng vô cùng đơn giản. Đối với trân châu bạn có thể ngâm nước đường hoặc mật ông để chúng không bị cứng. Đối với trân châu chưa luộc, bạn có thể bảo quản kín, giữ ở nơi khô ráo, thoáng mát hoặc trong tủ lạnh đều được. Các nguyên liệu khác, nếu dùng dở, bạn có thể để trong ngăn mát tủ lạnh.

>>>> Tham Khảo Ngay: Cách làm thạch củ năng trà sữa siêu đơn giản ngay tại nhà

1.4 Các nguyên liệu khác

Ngoài những nguyên liệu kể trên, bạn cũng sẽ thấy một vài loại nguyên liệu sau:

  • Đường cát, vị nước dừa, vani là những chất làm nên độ ngọt thanh thơm ngon của ly trà sữa.
cách làm trà sữa truyền thống để bán
Sirup vani giúp loại bỏ đi một số mùi khó chịu của trà khô
  • Các loại bột năng, bột cacao cũng là những thứ cần thiết để tạo nên những viên phô mai dai giòn.
cách pha trà sữa truyền thống để bán
Bột cacao – Nguyên liệu chính tạo nên màu sắc của trân châu
  • Siro, mứt, hương liệu: Đây là những thứ không thể thiếu. Vì ưu điểm rẻ và có thể sử dụng lâu dài nên được rất nhiều quán lựa chọn.
cách nấu trà sữa truyền thống ngon nhất
Siro, hương liệu sẽ tạo nên các mùi vị thơm ngon khác nhau và màu sắc đặc biệt
  • Chất tạo ngọt: Bao gồm: đường kính, đường nâu, mật ong, siro đường. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng, các nguyên liệu trên được lựa chọn để chế biến. Tuy nhiên, siro đường là nguyên liệu được nhiều quán lựa chọn nhất.
cách nấu trà sữa truyền thống ngon nhất
Siro đường giúp hương vị ngọt thanh không bị quá gắt
  • Đá viên: Đây là thứ không thể thiếu trong bất cứ loại đồ uống nào. Cảm giác mát lạnh, dễ chịu là những thứ khách hàng tìm kiếm khi mua hàng.
cách pha trà sữa truyền thống để bán
Đá giúp tạo cảm giác mát lạnh, giải khát hoàn hảo

>>>> Xem Thêm: Dụng cụ pha chế trà sữa chuyên nghiệp để mở quán [Tổng Hợp]

2. Tổng hợp 3 cách nấu trà sữa truyền thống để bán bao hút khách, vốn ít, lời nhiều

Trà sữa truyền thống luôn là món đồ uống được yêu thích bởi rất nhiều lứa tuổi. Chưa bao giờ cơn sốt trà sữa truyền thống hết hot tại mọi thời điểm. Vì vậy, dưới đây là 3 cách làm trà sữa truyền thống để bán hoặc tự thưởng thức đơn giản nhất.

2.1 Công thức trà sữa truyền thống đậm vị trà, thơm tự nhiên, không béo gắt

Công thức được chia sẻ sau đây sẽ phù hợp với những khách hàng yêu thích sự đơn giản, mộc mạc. Trà sữa pha ra sẽ rất dễ uống và đậm vị trà. Sau đây là cách pha trà sữa truyền thống để bán thơm ngọt, đắt khách:

2.1.1 Nguyên liệu

  • Bột sữa ngon
  • Hồng trà đặc biệt
  • Đường cát
  • Đá bi/viên

2.1.2 Dụng cụ cần chuẩn bị

  • Túi lọc trà và bình ủ trà
  • Ly thủy tinh
  • Dụng cụ đông định lượng 20 – 30ml
  • Ca đong 250ml
  • Thìa dùng pha chế

2.1.3 Cách pha chế

  • Bước 1: Cho 100gr hồng trà đặc biệt vào túi lọc trà. Ủ trà với 2,5l nước sôi trong 15 phút sau đó nhấc ra.
  • Bước 2: Hòa tan 550gr bột sữa cùng với 400gr đường.
  • Bước 3: Thêm 400gr đá và khuấy đều.
cách nấu trà sữa truyền thống để kinh doanh
Trà sữa thơm ngon, chuẩn vị tự nhiên

Cách bảo quản: Nên để trà thêm 8 tiếng trong ngăn mát tủ lạnh để thơm ngon hơn. Dùng hỗn hợp trong 2-3 ngày và để trong ngăn mát tủ lạnh.

Việc bán trà sữa có lời không phụ thuộc rất nhiều vào giá cost sản phẩm của bạn. Với công thức trên, bạn sẽ pha được nhiều nhất 23 ly trà sữa 150ml thơm ngon, thanh đậm. Giá nguyên liệu tổng là: 68.000đ/ 3,5 lít. Nếu chia cost ly 150ml trà sữa giá tầm: 2.900đ/1 ly.

>>>> Đọc Ngay: 4 cách làm trà sữa thái xanh thơm ngon tại nhà

2.2 Công thức trà sữa truyền thống thơm mùi trà, béo nhiều, thơm sữa, vị trà đậm đà

Mùi vị thơm đậm vị trà kết hợp cùng vị béo ngậy của sữa luôn là công thức yêu thích của rất nhiều người. Dưới đây là cách nấu trà sữa truyền thống ngon nhất:

2.2.1 Nguyên liệu

  • 70gr hồng trà đặc biệt hoặc trà đen
  • 30gr hồng trà bá tước
  • 400gr bột sữa
  • 180ml sữa Rich
  • 350gr đường cát
  • 400gr đá bi/đá viên

2.2.2 Dụng cụ cần chuẩn bị

  • Túi lọc trà
  • Bình ủ trà
  • Ly thủy tinh
  • Dụng cụ đo định lượng (20-30ml)
  • Ca nhựa dung tích 250ml
  • Thìa dùng để pha chế

2.2.3 Cách pha chế

  • Bước 1: Cho 30gr trà bá tước và 70gr hồng trà đặc biệt vào túi lọc. Nếu 2,5l nước và ủ trà trong 20 phút rồi nhấc ra.
  • Bước 2: Trộn đều hỗn hợp 350gr đường và 440gr bột sữa vào khuấy đến khi tan hết.
  • Bước 3: Cho thêm 400gr đá vào khuấy cùng. Cuối cùng thêm 180ml sữa Rich vào ly trà.
cách nấu trà sữa truyền thống để bán
Ly trà sữa thơm mùi trà, béo nhiều, thơm sữa, vị trà đậm đà

Cách bảo quản: Dùng trực tiếp, hoặc bán trong ngày. Để tối đa 2 ngày sau khi hoàn thành.

Thành phẩm là bạn đã có một ly trà sữa truyền thống thơm béo mùi sữa. Với công thức này, bạn sẽ pha được khoảng 24 ly trà sữa 150ml. Tổng chi phí nguyên liệu: 59.400đ/ 3.6 lít, nếu dùng ly 150ml thì trà sữa giá tầm: 2.600đ/1 ly.

>>>> Học Thêm: Cách làm trà sữa trân châu đường đen

2.3 Công thức trà sữa truyền thống thơm nhẹ, hậu chát thanh, béo nhiều

Đây chắc hẳn là công thức phù hợp với người lớn tuổi nhất. Hậu vị thanh nhẹ nhưng lại ngậy béo của sữa và thơm mùi trà. Cùng tìm hiểu cách nấu trà sữa truyền thống để kinh doanh tuyệt vời này theo công thức phía dưới:

2.3.1 Nguyên liệu

  • 30gr trà lài
  • 70gr hồng trà đặc biệt
  • 550gr bột sữa ngon
  • 400gr đường
  • 400gr đá bi/đá viên

2.3.2 Dụng cụ cần chuẩn bị

  • Bình ủ trà và túi lọc vải
  • Ly thủy tinh lớn
  • Dụng cụ định lượng (20-30ml)
  • Ca nhựa dung tích 250ml
  • Thìa pha chế chuyên dụng

2.3.3 Cách pha chế

  • Bước 1: Cho cả hai loại trà vào túi lọc vải. Nếu muốn gia tăng độ chát, bạn mix theo tỉ lệ 2:8 hoặc 3:7. Ủ với 2,5l nước sôi trong 15 phút, sau đó vớt túi lọc ra.
  • Bước 2: Hòa tan 550gr bột sữa béo, sau đó thêm 400gr đá và để nguội.
cách nấu trà sữa truyền thống để bán
Trà sữa truyền thống thơm nhẹ, hậu chát thanh, béo nhiều

Cách bảo quản: Bạn nên để trà trong bình thủy tinh hoặc nhựa có nắp đậy kín. Bạn để hỗn hợp trong ngăn mát ít nhất 8 tiếng để mùi trà được thơm ngon hơn.

Với công thức trên, bạn có thể cho ra nhiều nhất 23 ly 150ml. Tổng chi phí: 68.000đ/ 3,5 lít sữa. Chia cost ly 150ml trà sữa thì giá mỗi ly tầm: 2.900đ/1 ly. Chúc bạn thành công với công thức trên nhé.

3. Bật mí một số kinh nghiệm pha trà sữa truyền thống kinh doanh

Bạn không tự tin mở quán với việc sáng tạo công thức mới lạ ư? Sau đây, nhà Đô Đô sẽ chia sẻ đến bạn một số kinh nghiệm pha trà sữa mà ít người biết đến. Đảm bảo, ngay sau đó, bạn sẽ tự tin tạo dựng cho mình một thương hiệu riêng.

  • Đầu tiên, tỷ lệ pha trà sữa

Bạn cần tuân theo việc cân bằng tỷ lệ trong khi pha trà sữa. Đây là việc làm cần thiết giúp món trà sữa của bạn đảm bảo được hương vị hấp dẫn, thơm ngon. Về tỷ lệ nguyên liệu bạn có thể áp dụng như sau: 150 nước cốt lục trà: 20g bột sữa kem: 20g đường cát. Theo đó, tùy số lượng khách hàng mà bạn tăng tỷ lệ cho hợp lý.

  • Thứ hai, bí quyết giảm vị đắng khi thực hiện cách ủ trà truyền thống

Để loại bỏ vị đắng chát của nguyên liệu trà khi pha, bạn nên cho thêm một hoặc vài thìa mật ong vào trà. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho thêm 1 chút bột baking soda vào nước trà để giúp hương vị trà sữa được ổn định. Việc này còn có tác dụng giúp át được mùi vị đặc trưng của trà. Tuy nhiên các bạn chỉ nên cho 1 lượng nhỏ nếu không sẽ không còn giữ nguyên cốt trà. Bạn cũng nên lưu ý thời gian ủ trà sao cho hợp lý, không nên để quá 20 phút.

cách nấu trà sữa truyền thống ngon nhất
Những bí quyết giúp ly trà sữa thơm ngon hơn của nhà Đô Đô
  • Áp dụng công thức ủ trà ngon

Như các bước hướng dẫn nấu trà ở trên mà chúng tôi đã đề cập, thời gian ủ trà cũng vô cùng quan trọng. Không phải cứ ủ trà càng lâu thì trà sẽ càng đậm vị đâu nhé! Các bạn chỉ nên ủ trà trong khoảng thời gian từ 10-20 phút. Ngoài ra, các bạn cũng nên chờ trà nguội rồi mới cho sữa vào để tránh làm mất đi vị thơm của trà và sữa.

  • Đun sôi trân châu để đảm bảo topping giòn dai

Một trong những bí mật của cách nấu trà sữa truyền thống để bán là các loại topping phải thật mềm dai. Đối với trân châu, sau khi đun sôi trân châu, các bạn nên vớt ra và cho vào nước lạnh ngay để giữ được vị giòn dai. Không nên để ở bên ngoài quá lâu sẽ khiến trân châu bị cứng.

cách nấu trà sữa truyền thống để bán
Những bí mật này sẽ giúp bạn tạo ra được cốc trà sữa ngon như Đô Đô vậy!
  • Trà ô long kem sữa giúp thơm ngậy đậm vị hơn

Để trà sữa có độ ngậy đậm vị mà không có mùi hăng ngái xanh của trà, bạn có thể chọn loại trà ô long. Trà ô long có thể đảm bảo độ thơm tự nhiên, không giống như các loại trà túi lọc thông thường.

Như vậy, Trà Sữa Đô Đô đã mang đến cho bạn cách nấu trà sữa truyền thống để bán thơm ngon nhất qua bài viết ngày hôm nay. Vị thơm tự nhiên của lá trà khô, vị ngọt béo của đường và sữa, cùng với sự dai giòn của topping là những gì chúng tôi muốn khách hàng của bạn cảm nhận được. Chúc bạn thành công!

>>>> Xem Thêm Công Thức Hot:

  • Cách làm trà sữa nướng hot trend tại nhà bạn đã thử chưa?
  • Cách làm trà sữa than tre độc lạ, siêu ngon trong 10 phút