Cảnh sát đặc nhiệm là một bộ phận đặc biệt, chuyên chịu trách nhiệm về các nhiệm vụ khó khăn nhất. Vậy cảnh sát đặc nhiệm chính xác là gì? Nhiệm vụ chính của lực lượng này được quy định như thế nào?
1. Cảnh sát đặc nhiệm là gì?
Cảnh sát đặc nhiệm hay cảnh sát hình sự đặc nhiệm là một lực lượng cảnh sát đặc biệt hoặc một bộ phận trong lực lượng cảnh sát thực thi những nhiệm vụ đặc biệt, phức tạp có độ khó hoặc những chuyên án mang tính chất nghiêm trọng, nguy hiểm có phạm vi ảnh hưởng lớn, hoặc các nhiệm vụ như tuần tra, bắt cướp…
Thuật ngữ cảnh sát đặc nhiệm không quy định cụ thể, thống nhất. Ví dụ như ở Việt Nam được hiểu là lực lượng cảnh sát theo chuyên án, có chức năng tham gia những vụ án trọng điểm và trực thuộc Bộ Công an do Bộ Công an chỉ định thành lập để phá các chuyên án. Trong khi đó ở Khối Thịnh vượng chung Châu Âu và Hoa Kỳ thì cảnh sát đặc nhiệm hay cảnh sát đặc biệt thường được hiểu là những tình nguyện viên hoặc bán thời gian của một quốc gia hoặc địa phương trong lực lượng cảnh sát hoặc một người có liên quan trong thực thi pháp luật mà không phải là sĩ quan cảnh sát nhưng có một số các quyền hạn của một sĩ quan cảnh sát.
Cảnh sát đặc nhiệm là đối tượng và cảm hứng cho nhiều bộ phim, tiểu thuyết hành động, trinh thám, xã hội đen.
Cảnh sát đặc nhiệm trong tiếng Anh là Special police.
Nói đến Cảnh sát đặc nhiệm là nói đến lực lượng luôn thực hiện những nhiệm vụ cực kỳ nguy hiểm, như chống khủng bố, không tặc, giải cứu con tin, tháo gỡ bom mìn…, được đào tạo với quy trình vô cùng khắc nghiệt, luyện tập những bài tập gian khổ nhất. Gắn liền với những chiến công vang dội, lừng lẫy của lực lượng Công an nhân dân anh hùng trong thời kỳ mới, họ xứng đáng với danh hiệu “Quả đấm thép” trong đấu tranh với tội phạm.
2. Nhiệm vụ của lực lượng cảnh sát đặc nhiệm:
– Lực lượng cảnh sát đặc nhiệm tuần tra, mật phục trên các tuyến đường TP, phát hiện, trấn áp, bắt giữ các loại tội phạm: cưỡng đoạt tài sản hoạt động theo kiểu “xã hội đen”, trộm cắp, đối tượng bị truy nã… Phương châm, mục đích hoạt động của đội đặc nhiệm là “nhanh, đảm bảo chính xác và tạo bất ngờ”. Công an quận, huyện cũng đã thành lập tổ cảnh sát hình sự đặc nhiệm trực thuộc đội cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội.
– Cơ chế hoạt động của lực lượng này dựa trên quy định tạm thời do giám đốc Công an TP ban hành. Theo đó, đội đặc nhiệm được quyền phục kích đón lõng, câu nhử đối tượng; bắt giữ, khám người, đồ vật, phương tiện, kiểm tra giấy tờ tùy thân của người phạm tội quả tang, đối tượng có lệnh truy nã; kiểm tra người, đồ vật, phương tiện, giấy tờ tùy thân, bằng lái xe, giấy chứng nhận đăng ký phương tiện của đối tượng nghi vấn cướp, cướp giật; khi truy đuổi đối tượng gây án tẩu thoát được dùng phương tiện đi vào đường cấm, đường ngược chiều, vượt đèn đỏ, chạy quá tốc độ; được quyền yêu cầu xác minh đối tượng, nạn nhân, sao trích hồ sơ ban đầu các vụ án do điều tra viên, công an phường xã, thị trấn xác lập… Trong khi làm nhiệm vụ, phương tiện lưu thông của lực lượng đặc nhiệm được gắn còi hụ và được sử dụng thêm ba biển số phụ. Cảnh sát đặc nhiệm mặc thường phục khi làm nhiệm vụ.
Trong trường hợp cần đeo bám đối tượng sang địa bàn giáp ranh các tỉnh cũng sẽ được hỗ trợ tối đa từ công an các địa phương. Đặc biệt trong khi thực hiện công vụ, cảnh sát đặc nhiệm được phép huy động các lực lượng: cảnh sát cơ động, cảnh sát trật tự, cảnh sát giao thông, công an thị trấn, phường, xã, dân phòng, dân quân… để hỗ trợ.
Cảnh sát đặc nhiệm được phép nổ súng để khống chế, bắt giữ đối tượng chống trả bằng súng, hung khí, nhưng tuyệt đối không được để người dân vô tội đổ máu do cách hành xử không chính xác của lực lượng đặc nhiệm gây ra.
Xem thêm: Bảng lương của quân đội, công an, cảnh sát mới nhất năm 2022
Trước khi tiến hành kiểm tra người, đồ vật, phương tiện, giấy tờ tùy thân, bằng lái xe, giấy chứng nhận đăng ký phương tiện của đối tượng nghi vấn cướp, cướp giật thì cán bộ, chiến sĩ phải xuất trình thẻ đặc nhiệm và giới thiệu “tôi là cảnh sát đặc nhiệm”. Việc làm này nhằm loại trừ khả năng kẻ xấu mạo danh cảnh sát đặc nhiệm để làm bậy.
3. Đặc điểm của cảnh sát đặc nhiệm:
Rèn luyện vô cùng gian khổ
Bất kể ngày nắng hay mưa, hàng trăm cảnh sát đặc nhiệm trong trang phục chuyên dụng vẫn miệt mài luyện tập các bài chiến thuật đánh giáp lá cà, một người đánh lại chục người, đột kích trên không để giải cứu con tin hay đu dây từ tòa nhà cao tầng nổ súng tiêu diệt các đối tượng khủng bố. Mọi thao tác, hành động đều được các chiến sĩ thực hiện nhịp nhàng, chuẩn xác, nhanh gọn. Đến đây, có thể tận mắt được chứng kiến cảnh chiến sĩ nằm trên đống thủy tinh sắc nhọn, phía trên bụng là tảng đá nặng gần trăm cân. Những nhát búa vung lên nện xuống khiến phiến đá trên bụng vỡ tan, người lính đứng lên vẫn bình an vô sự.
Tiểu đoàn được chia thành năm đại đội chiến đấu, gồm: Đại đội chống không tặc; Đại đội giải cứu con tin trên các phương tiện giao thông và khắc phục bom mìn; Đại đội giải cứu con tin trên các loại địa hình địa bàn; Đại đội huấn luyện; Đại đội cơ giới. Để trở thành một chiến sĩ đặc nhiệm phải qua quá trình rèn luyện vô cùng gian khổ. Sau mỗi khóa huấn luyện tân binh, những chiến sĩ xuất sắc nhất (cả nam lẫn nữ) sẽ được giữ lại và được huấn luyện đặc biệt dành riêng cho lính đặc nhiệm, sáu tháng đối với nam và chín tháng đối với nữ. Sau đó tùy thuộc vào năng khiếu, sở trường, sở đoản riêng biệt của các chiến sĩ về bắn súng, võ thuật, khí công, leo dây… sẽ được chọn vào các tổ đội chiến đấu khác nhau như tổ đánh bắt tiêu diệt đối tượng, tổ cảnh giới, rà phá bom mìn, bắn tỉa…
Mọi nơi đều là thao trường
Trong doanh trại, từ bờ tường, tòa nhà, phòng làm việc, hàng rào… đều có thể đặt ra các tình huống biến thành “thao trường”. Thậm chí phòng của cán bộ, chiến sĩ cũng được dùng để huấn luyện đột nhập. Thao trường của họ luôn lộng gió và rát nắng đã tạo nên những con người sạm màu nắng gió và những thân hình vạm vỡ, săn chắc như đá. Với họ, học tập là công việc hằng ngày.
Với phương châm “vượt nắng, thắng mưa, say sưa học tập”, một ngày huấn luyện của tiểu đoàn bắt đầu từ 5g15-16g30. Khi chương trình huấn luyện chính khóa kết thúc (16g30) là chương trình huấn luyện thể lực ngoại khóa: khí công, bắn súng, đấu tập theo các tổ nhóm… Việc tập luyện gần như chiếm phần lớn cuộc sống của các chiến sĩ cảnh sát đặc nhiệm.
Các nguy cơ an ninh phi truyền thống, như thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, khủng bố… còn diễn biến phức tạp. Tình hình tội phạm, đặc biệt là tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia, tội phạm sử dụng vũ khí “nóng”, tội phạm khủng bố, bắt cóc con tin, tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm ma túy… và tệ nạn xã hội vẫn đang là mối quan tâm của toàn xã hội.
Xem thêm: Cảnh sát môi trường là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn thế nào?
Lực lượng cảnh sát cơ động, cảnh sát đặc nhiệm cần tập trung phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng làm tốt công tác phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động và các loại tội phạm; thực hiện nghiêm túc các quy trình công tác, đặc biệt là quy trình tham gia xử lý các vụ việc liên quan đến khủng bố, bắt cóc con tin, các “điểm nóng” về an ninh, trật tự, không để bị động, bất ngờ trước mọi tình huống.
Lực lượng cảnh sát cơ động, cảnh sát đặc nhiệm phải chú trọng xây dựng và tổ chức thực hiện các phương án, kế hoạch bảo vệ tuyệt đối an toàn các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội diễn ra trên địa bàn; hiệp đồng chiến đấu với công an các đơn vị, địa phương trong các chuyên án lớn và thực hiện tốt các nhiệm vụ đột xuất được giao.
Bên cạnh đó, phải chú trọng đổi mới nội dung, phương pháp huấn luyện, diễn tập các phương án tác chiến phòng, chống bạo loạn, khủng bố, giải cứu con tin trong các điều kiện, địa bàn, tình huống khác nhau, làm tốt công tác điều tra cơ bản, bảo đảm chủ động trong mọi tình huống.
Tăng cường công tác đối ngoại, mở rộng hợp tác quốc tế với cảnh sát đặc nhiệm các nước trong công tác huấn luyện, đào tạo, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, góp phần nâng cao trình độ tác chiến, tranh thủ sự giúp đỡ về trang thiết bị, phương tiện hiện đại phục vụ công tác, chiến đấu của lực lượng cảnh sát đặc nhiệm trong tình hình mới.
Trong tình hình hiện nay, các loại tội phạm và hành vi vi phạm pháp luật khác diễn biến rất phức tạp. Bọn tội phạm thường lợi dụng đêm tối để gây án, sẵn sàng chống trả lại lực lượng công an khi bị phát hiện, chính vì vậy nhiệm vụ của lực lượng cảnh sát cơ động trong các ca tuần tra vũ trang đêm như thế là rất nguy hiểm. Đã có không ít vụ các anh đã bị bọn tội phạm sử dụng ớt bột, vỏ chai thuỷ tinh… chống đối quyết liệt để tẩu thoát. Tuy nhiên, mỗi khi gặp những tình huống như vậy, các chiến sỹ đều rất bình tĩnh giải quyết, xử lý, triển khai các đội hình vây bắt, khống chế vừa đảm bảo an toàn cho người dân đi đường, vừa ngăn chặn, dập tắt ý đồ phạm tội của các đối tượng.
Kết luận: Là đơn vị đặc biệt tinh nhuệ, mũi nhọn của Công an, Cảnh sát đặc nhiệm luôn được giao những nhiệm vụ quan trọng, khó khăn, nguy hiểm. Đây được coi là lá chắn thép bảo đảm an ninh, trật tự thủ đô, an toàn xã hội. Vì vậy, đây là lực lượng nòng cốt, góp phần giữ vững an ninh đất nước và trấn an xã hội. Các đội đặc nhiệm luôn giữ một vai trò quan trọng trong lực lượng quân sự của nhiều nước trên thế giới và chuyên được giao những sứ mệnh quan trọng như tiêu diệt khủng bố hoặc giải cứu con tin.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!