Ở Nhật Bản, lời xin lỗi được mọi người sử dụng rất thường xuyên ở trong mọi hoàn cảnh. Câu nói “xin lỗi” đã dần trở thành câu cửa miệng và hình thành lên văn hóa xin lỗi của người Nhật. Hãy cùng Jellyfish tìm hiểu về nét văn hóa độc đáo này nhé!
Xem thêm:
- Cách chào của người nhật
- Tết Nhật Bản vào ngày nào?
ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA XIN LỖI CỦA NGƯỜI NHẬT
Văn hóa xin lỗi ở Nhật không chỉ được xem trọng mà còn trở thành ý thức và sự thấu cảm sâu trong mỗi người dân xứ Phù Tang. Dưới đây là những nét đặc trưng nhất trong văn hóa xin lỗi của người Nhật mà bạn dễ thấy.
Người Nhật có ít nhất 20 cách để xin lỗi
Ở Việt Nam, việc xin lỗi còn sơ sài, đơn giản và chưa được xem trọng. Mọi người thường hay đưa ra đủ lý do để ngụy biện cho những lỗi lầm mà mình gây ra. Chỉ khi chúng ta mắc một lỗi lầm thật lớn thì mới nói lời xin lỗi.
Người Nhật Bản thì không như vậy. Họ có rất nhiều cách để nói lời xin lỗi và lời xin lỗi cũng mang nhiều sắc thái khác nhau. Xin lỗi lịch sự, xin lỗi vì vấn đề mình gây ra, xin lỗi vì muốn khiêm nhường… Theo BBC, lời xin lỗi được người Nhật sử dụng rất phổ biến. Nó có thể được dùng để hối lỗi hoặc thể hiện sự khiêm tốn.
Thực tế, văn hóa xin lỗi của người Nhật là một phần không thể thiếu trong cuộc sống tại đây. Nhà báo Emma đã nói rằng ở Nhật có ít nhất 20 cách để xin lỗi khác nhau. Ví dụ, khi đi xuyên qua đám đông, bạn có thể để tay lên trán vừa là để xin lỗi vừa có thể xin đường.
Văn hóa “xin lỗi” được đánh giá rất cao ở xứ Phù Tang
Dù có làm sai hay không làm sai thì việc đầu tiên người Nhật làm đó là xin lỗi. Việc xin lỗi chưa hẳn là nhận sai mà nó thể hiện thái độ tích cực, cầu tiến và ý thức trách nhiệm của người xin lỗi.
Năm 2011, hãng Sony đã xin lỗi vì cửa hàng online PSN bị hack gây ảnh hưởng đến việc truy cập của khách hàng. Theo lẽ thông thường thì đây không phải lỗi của Sony. Nhưng với người Nhật, họ cho rằng khi doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng thì phải dự đoán và có biện pháp cho mọi trường hợp xấu có thể xảy ra. Lỗi của Sony chính là không thể dự đoán và kiểm soát khả năng cửa hàng online của hãng bị hack.
Văn hóa xin lỗi của người Nhật đi đôi với văn hóa cảm ơn
Erin Niimi Longhurst – tác giả của cuốn sách Japonisme cho biết “Văn hóa xin lỗi cũng là văn hóa cảm ơn”. Trong một số trường hợp, lời xin lỗi còn thể hiện lòng biết ơn hoặc sự cảm ơn đối với người khác.
Điều này nghe có vẻ khá là lạ. Tuy nhiên, ở đất nước mặt trời mọc, khi nhờ ai đó giúp đỡ hoặc nhận được sự giúp đỡ từ người khác thì người Nhật vừa cảm thấy biết ơn vừa thấy có lỗi. Họ biết ơn vì đã nhận được sự chia sẻ, giúp đỡ của mọi người nhưng cũng cảm thấy có lỗi vì đã gây phiền phức cho người khác.
Văn hóa xin lỗi của người Nhật đã trở thành ý thức và sự thấu cảm
Trong cuốn Japonisme, Longhust cũng đã nói rằng “Văn hóa xin lỗi của người Nhật với yếu tố lịch sự đã trở thành ý thức”. Chủ quán Bar high Five – Hidetsugu Ueno bổ sung thêm rằng ý thức đó còn đi đôi với sự thấu cảm. “Tất nhiên chúng tôi không muốn xin lỗi nếu không cần. Nhưng chúng tôi sẽ đặt mình vào hoàn cảnh của người khác và hiểu cho họ. Vì vậy, chúng tôi sẽ nói lời xin lỗi”.
Ở quốc gia nào cũng sẽ có người vi phạm pháp luật, tội phạm giết người và Nhật cũng vậy. Nhưng văn hóa xin lỗi của người Nhật đã góp phần giúp Nhật đẩy lùi tỷ lệ tội phạm ở nước này. Nhật cũng được xếp vào top những quốc gia có số vụ giết người thấp nhất thế giới.
>>>>Xem thêm: Đặc điểm tính cách của người Nhật Bản
5 CÁCH XIN LỖI PHỔ BIẾN NHẤT – CÁCH XIN LỖI CỦA NGƯỜI NHẬT
Như đã đề cập ở trên, người Nhật có ít nhất 20 cách để nói lời xin lỗi theo từng hoàn cảnh và mức độ khác nhau. Jellyfish sẽ đưa ra một số cách xin lỗi của người Nhật để bạn tham khảo.
Sumimasen (すみません)
Đây là cách nói xin lỗi được sử dụng phổ biến nhất tại Nhật Bản. Bạn sẽ thường xuyên nghe được cụm từ này ở những địa điểm công cộng như tàu điện ngầm, xe bus, công viên… Sumimasen có nghĩa tương đồng với “Excuse me” trong tiếng Anh.
Ví dụ khi bạn thông báo sẽ tới muộn:
すみません、~分遅れます。Xin lỗi, tôi sẽ phải đến trễ khoảng ~phút.
Sumimasen cũng được sử dụng để thể hiện sự tôn trọng và lịch sự của người nói. Vì vậy, đây là cách xin lỗi của người Nhật khi mắc những lỗi nhỏ hoặc gây ra sự bất tiện cho người khác như là một lời xin lỗi.
Ví dụ:
すみません、遅くなりました。Tôi xin lỗi vì đã tới muộn.
資料を忘れて、すみません。Tôi xin lỗi vì đã quên tài liệu.
Trong một số trường hợp, sumimasen còn có nghĩa là lời cảm ơn hoặc thể hiện sự khiêm nhường.
Sumimasen deshita (すみませんでした) – Văn hóa xin lỗi của người Nhật
Đây là phiên bản xin lỗi trong tiếng Nhật chính thức và trang trọng hơn Sumimasen. Sumimasen deshita được sử dụng để xin lỗi về những gì đã làm trong quá khứ. Nếu như sumimasen là lời xin lỗi nhẹ nhàng và còn thể hiện sự biết ơn thì Sumimasen deshita ngược lại. Cụm từ này đồng nghĩa với “I’m very sorry” trong tiếng Anh để biểu đạt cho những lỗi lầm nghiêm trọng và gây ảnh hưởng lớn đến người khác.
Shitsurei/ Shitsurei shimashita (失礼/失礼しました )
Shitsurei là một lời xin lỗi nhẹ nhàng được dùng với 2 hàm ý xin lỗi và xin phép. Cách xin lỗi này không mang tính trang trọng và là cách nói ngắn gọn của Shitsurei shimashita.
Ví dụ khi bạn muốn xin phép đi ngang qua một người nào đấy có thể nói
失礼致します: Tôi xin thất lễ
Shitsurei shimashita mang nghĩa tương đương với Sumimasen deshita. Shitsurei có nghĩa là thất lễ, thô lỗ, còn shimashita có nghĩa là đã làm. Đây là cách xin lỗi của người Nhật Trong những trường hợp bạn đã có hành động thất lễ, thô lỗ và bất lịch sự với người khác trong quá khứ. Shitsurei shimashita có thể hiểu là “xin lỗi về những hành động thô lỗ của tôi” hoặc “hãy tha thứ cho sự bất lịch sự của tôi”
Gomen và Gomenasai (ごめん/ごめんなさい) – Cách xin lỗi của người Nhật ngắn gọn nhất
Gomen là cách nói đơn giản và ngắn gọn nhất khi muốn xin lỗi người khác. Cách nói này được sử dụng đối với những người thân quen nếu lỗi lầm không quá lớn hoặc không gây ảnh hưởng nhiều. Gomen được hiểu với nghĩa “Sorry” – xin lỗi thông thường.
Ví dụ nếu bạn với đứa bạn thân hẹn nhau đi chơi lúc 7h30 tối nhưng bạn lại “cao su” mất 10 phút thì hãy nói “gomen” để xin lỗi nhé.
Còn Gomenasai thì mang tính trang trọng, lịch sự hơn và không nhất thiết phải dùng trong mối quan hệ thân quen mà có thể sử dụng khi nói với người lạ.
Ví dụ ở trong nhà hàng, muốn yêu cầu gì đó với người phục vụ bạn có thể nói:
ごめんなさい、やっぱり注文はカルボナーラに変更したいです。Xin lỗi, tôi muốn đổi món đã gọi bằng món Carbonara.
Để nhấn mạnh vào sự hối lỗi, thành khẩn và sự chân thành khi xin lỗi, bạn có thể sử dụng tính từ chỉ mức độ “Hontouni – 本当に” đứng đằng trước câu. Thêm vào đó, bạn cũng có thể sử dụng cử chỉ và hành động như chắp hai tay để trước mặt hoặc đặt úp hai bàn tay ở phần bụng dưới trong khi nói lời xin lỗi. Như vậy sẽ làm tăng thêm sự chân thành và hiệu quả khi bạn nói lời xin lỗi.
Ví dụ khi đánh mất cuốn sách mà bạn mượn từ một người bạn, bạn có thể nói:
本当にごめんなさい。君に借りた本を失くした。Mình rất xin lỗi. Mình đã làm mất cuốn sách của cậu rồi.
Một lưu ý đặc biệt đó là bạn tuyệt đối không được dùng Gomenasai với cấp trên của bạn nhé.
Moushiwake arimasen deshita ( 申し訳ありませんでした) và Moushiwake gozaimasen deshita (申し訳ございませんでした)
2 cụm từ này đều mang ý nghĩa xin lỗi một cách lịch sự và dùng cho những lỗi lầm nghiêm trọng trong công việc. Moushiwake arimasen deshita mang tính rất trang trọng. Xét theo nghĩa đen thì cụm từ này có nghĩa “Không có gì có thể biện minh cho những sai lầm tôi đã gây ra” hoặc cũng có thể hiểu theo nghĩa đơn giản “Tôi thành thật xin lỗi”.
Ví dụ: 申し訳ございません. Tôi vô cùng xin lỗi
Moushiwake gozaimasen deshita thì thể hiện sự chân thành và người xin lỗi đặt người nghe ở vị trí cao nhất trong kính ngữ của người Nhật. Đây là cách xin lỗi của người Nhật khi nói với người hơn tuổi hoặc người có chức vụ cao hơn như sếp.
Để được hỗ trợ và tư vấn du học Nhật Bản, tư vấn lộ trình học tiếng Nhật, đừng ngần lại liên hệ với chúng tôi hoặc điền vào form phía dưới.
Jellyfish Vietnam – Hotline 096.110.6466 Trụ sở chính: Tầng 13, tòa nhà CMC, 11 Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội Văn phòng chi nhánh: Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!