Mang thai 3 tháng đầu ăn dưa lưới được không

Bầu 3 tháng đầu ăn dưa lưới được không là thắc mắc của nhiều người lần đầu làm mẹ khi chọn lựa loại trái cây này để sử dụng trong thai kỳ. Theo chuyên gia dinh dưỡng của Tổ hợp y tế MEDIPLUS thì: mẹ bầu 3 tháng hoàn toàn có thể ăn dưa lưới với lượng vừa phải. Để biết thêm chi tiết, mẹ bầu hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây!

Xem thêm:

  • Bầu 3 tháng đầu ăn quả hồng được không?
  • Bầu 3 tháng đầu có được ăn na không?
  • Bầu 3 tháng đầu ăn quýt được không? 6 lợi ích mẹ bầu nên biết

1. Bầu 3 tháng đầu ăn dưa lưới được không?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, phụ nữ mang thai có thể ăn dưa lưới trong suốt thai kỳ, bao gồm cả giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất. Đây là loại quả có vị ngọt thanh, mọng nước và có phần thịt màu vàng da cam. Không chỉ mang hương vị thơm ngon được nhiều người ưa chuộng, dưa lưới còn là loại trái cây chứa hàm lượng dinh dưỡng cao có ích cho sức khỏe của mẹ bầu.

Dưa lưới được đánh giá là một trong những loại quả giàu vitamin, khoáng chất và các axit amin thiết yếu cho cơ thể. Để biết thêm chi tiết, mẹ bầu có thể tham khảo bảng dinh dưỡng trong 100g dưa lưới dưới đây:

Thành phần Định lượng Lợi ích cho mẹ bầu và thai nhi Acid Folic 21 mcg Ngăn ngừa dị tật thần kinh bẩm sinh ở thai nhi Vitamin B3 0.734 mg Giảm tình trạng ốm nghén và hạn chế nguy cơ bị sảy thai ở mẹ bầu Magie 12 mg Xoa dịu hệ thần kinh, giảm căng thẳng và lo âu ở phụ nữ mang thai Sắt 0,21 mg Phòng ngừa nguy cơ thiếu máu, sinh non. Canxi 9 mg Góp phần xây dựng khung xương chắc khỏe cho trẻ và giảm nguy cơ loãng xương ở mẹ bầu Vitamin C 36,7 mg Tăng cường sức đề kháng và cải thiện làn da thâm sạm khi mang thai Vitamin A 169 mcg Giảm tình trạng mỏi mắt, khô mắt ở mẹ bầu Beta carotene 2020 μ Khi đi vào cơ thể, chất beta carotene sẽ chuyển hóa thành vitamin A góp phần giảm tình trạng mỏi mắt, khô mắt cho mẹ bầu

2. 10 công dụng tuyệt vời của dưa lưới đối bà bầu 3 tháng đầu

Bà bầu 3 tháng đầu ăn dưa lưới được không? Với hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, dưa lưới mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

2.1 Phòng ngừa dị tật ống thần kinh ở bé

Tam cá nguyệt thứ nhất là thời điểm thai nhi bắt đầu hình thành các bộ phận quan trọng trong cơ thể, đặc biệt là hệ thống thần kinh. Với hàm lượng lớn vitamin B9, ăn dưa lưới thường xuyên giúp mẹ bầu ngăn ngừa dị tật ống thần kinh hiệu quả ở thai nhi.

2.2 Tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Trong suốt thai kỳ, đặc biệt là giai đoạn 3 tháng đầu, sức đề kháng của mẹ bầu thường suy giảm, dẫn đến nguy cơ cao nhiễm vi khuẩn gây bệnh.

Dưa lưới không chỉ giàu vitamin C cần thiết cho hệ miễn dịch, mà còn chứa các chất chống oxy hóa điển hình như carotenoids có khả năng ngăn ngừa sự hình thành của các gốc tự do trong cơ thể. Vì vậy, bổ sung dưa lưới sẽ giúp phụ nữ mang thai kích thích sản sinh các tế bào và tăng cường hệ miễn dịch.

2.3 Khắc phục tình trạng ợ nóng ở mẹ bầu 3 tháng đầu

Triệu chứng ợ nóng thường xuất hiện trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất khiến mẹ bầu mệt mỏi, khó chịu, chán ăn,… Hàm lượng vitamin C trong dưa lưới có tác dụng làm giảm nồng độ axit bên trong dạ dày, khắc phục tình trạng ợ nóng ở thai phụ.

2.4 Tránh nguy cơ thiếu máu ở bà bầu

Nếu phụ nữ mang thai thiếu máu sẽ dễ dẫn đến nguy cơ sảy thai, tiền sản giật, tăng huyết áp,…

Dưa lưới chứa vitamin C giúp tăng cường khả năng hấp thụ chất sắt, đồng thời kích thích sản sinh tế bào hồng cầu. Nhờ đó, bà bầu có thể hạn chế tình trạng thiếu máu và các nguy cơ khác ảnh hưởng đến sức khỏe.

2.5 Giảm vấn đề chuột rút ở phụ nữ mang thai

Sự thay đổi cân nặng khi mang thai là một trong những nguyên nhân dẫn đến mất cân bằng cơ thể gây chuột rút ở mẹ bầu. Để khắc phục tình trạng này, phụ nữ mang thai nên tăng cường bổ sung kali trong thực đơn hằng ngày. Và may mắn thay, dưa lưới là một trong những loại quả chứa hàm lượng kali dồi dào.

2.6 Tăng cường thị lực cho thai nhi

Theo Quỹ Y tế Thế giới, 250mg dưa lưới có thể đáp ứng 40% hàm lượng vitamin A cần thiết cho cơ thể mẹ bầu hằng ngày. Loại vitamin này có thể giúp phụ nữ mang thai giảm áp tình trạng mờ mắt, mỏi mắt do chịu nhiều áp lực tác động. Bên cạnh đó, vitamin A và lutein trong dưa lưới còn là những thành phần thiết yếu giúp mắt trẻ phát triển khỏe mạnh.

2.7 Ổn định huyết áp ở mẹ bầu 3 tháng đầu

Tăng huyết áp là một trong những mối nguy hiểm được nhiều mẹ bầu quan tâm. Nếu tình trạng này kéo dài, phụ nữ mang thai có thể phải đối mặt với nhiều nguy hiểm như tiền sản giật, sảy thai,…

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, dưa lưới chứa hàm lượng cao kali và nước có công dụng kiểm soát huyết áp ở mẹ bầu.

2.8 Phòng tránh táo bón ở bà bầu

Trong giai đoạn 3 tháng đầu mang thai, mẹ bầu có sự thay đổi lớn về nội tiết tố, khiến cơ thể tiết ra nhiều hormone làm ảnh hưởng đến các hoạt động của hệ tiêu hóa. Dưa lưới chứa lượng chất xơ dồi dào có khả năng hỗ trợ quá trình đào thải độc tố và thúc đẩy nhu động ruột ở mẹ bầu.

2.9 Hỗ trợ phát triển xương và răng ở thai nhi

Thai nhi sẽ lấy canxi từ mẹ để hình thành, phát triển khung xương và răng. Do đó, mẹ bầu cần tăng cường bổ sung khoáng chất này để đảm bảo cung cấp đủ hàm lượng cần thiết cho trẻ phát triển. Đồng thời, bổ sung dưa lưới thường xuyên giúp mẹ bầu giảm nguy cơ loãng xương hiệu quả.

2.10 Hạn chế chứng rối loạn đông máu ở mẹ bầu 3 tháng đầu

Khi mẹ bầu bị rối loạn đông máu, nguy cơ cao sẽ dẫn đến tiền sản giật, suy nhau thai, nhiễm khuẩn hoặc sảy thai. Dưa lưới có chứa chất adenosine giúp làm loãng máu, hạn chế tình trạng đông máu ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu.

3. Ăn dưa lưới đúng cách dành cho mẹ bầu 3 tháng đầu.

Mặc dù là loại trái cây giàu dưỡng chất và mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, để tốt cho cả thai nhi và mẹ bầu thì nên ăn đúng cách. Cụ thể

  • Lượng ăn: Mẹ bầu chỉ nên sử dụng 100 – 200gr mỗi lần và 2 – 3 lần mỗi tuần bởi dưa lưới có vị ngọt và chứa nhiều đường nên nếu mẹ bầu lạm dụng có thể làm tăng lượng đường huyết thai kỳ trong máu đột ngột, gây ảnh hưởng đến sức khỏe
  • Rửa sạch dưa lưới để tránh nhiễm khuẩn listeria: Vi khuẩn listeria được tìm thấy trong vỏ dưa lưới là một loại vi khuẩn có khả năng gây ngộ độc thực phẩm. Nếu mẹ bầu mắc bệnh listeriosis có thể bị sảy thai hoặc gây biến chứng ở thai nhi. Do đó, trước khi sử dụng, mẹ bầu cần rửa sạch vỏ và đeo bao tay khi sơ chế.
  • Mua dưa lưới có xuất xứ rõ ràng: Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé, bạn nên lựa chọn những nơi cung cấp nông sản sạch uy tín, không sử dụng thuốc trừ sâu hoặc các thành phần hóa học khi canh tác.

4. Gợi ý 3 món ngon từ dưa lưới tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu

Để tăng thêm sự phong phú cho thực đơn, tránh bị nhàm chán khi thưởng thức dưa lưới, mẹ bầu có thể tham khảo một số gợi ý sau:

SINH TỐ DƯA LƯỚI

Nguyên liệu: 1 quả dưa lưới, 100ml sữa tươi không đường, 4 thìa cà phê mật ong, đá.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Gọt vỏ dưa lưới và rửa sạch.
  • Cắt nhỏ và cho vào máy xay sinh tố cũng các nguyên liệu khác.
  • Xay đến khi tạo thành hỗn hợp nhuyễn mịn và đồng nhất là có thể dùng.

SALAD DƯA LƯỚI

Nguyên liệu: 1 quả dưa lưới, 350g dâu tây, nước cốt chanh, đường, lá bạc hà, vỏ chanh bào nhỏ.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Dưa lưới gọt sạch vỏ, rửa sạch và cắt nhỏ vừa ăn.
  • Sơ chế dâu tây và bổ làm 4.
  • Hòa tan nước cốt chanh, đường, vỏ chanh và lá bạc hà.
  • Cho dưa lưới và dâu tây vào tô, rưới hỗn hợp nước sốt lên trên và trộn đều trước khi thưởng thức.

CHÈ DƯA LƯỚI

Nguyên liệu: 1 quả dưa lưới, 1 chén bột báng, 170g đường trắng, 1 thìa cà phê muối, nước lọc.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Nấu bột báng với nước sôi trong vòng 15 phút rồi vớt ra.
  • Sơ chế dưa lưới cẩn thận và cắt thành miếng vừa ăn.
  • Cho ½ quả vào máy xay sinh tố cùng đường và 240ml nước lọc.
  • Cho hỗn hợp dưa lưới vừa xay vào nồi với 150ml nước, bột báng và muối.
  • Nấu nới lửa nhỏ và khuấy đều tay đến khi hỗn hợp dôi thì nấu thêm 5 phút nữa.
  • Trước khi thưởng thức, mẹ bầu có thể thêm thịt dưa lưới còn lại vào.

5. Những trường hợp mẹ bầu không nên ăn dưa lưới

Dù dưa lưới được biết đến là một loại quả chứa nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể. Nhưng có một số trường hợp mẹ bầu không nên sử dụng loại trái cây này.

  • Mẹ bầu bị cảm sốt: Lúc này cơ thể cần đốt cháy nhiều năng lượng để chống lại các loại vi khuẩn gây bệnh. Nhưng theo Đông y, dưa lưới có tính hàn nên làm mẹ bầu dễ bị nhiễm lạnh và tổn hao năng lượng khiến tình trạng cảm sốt lâu khỏi hơn.
  • Mẹ bầu bị viêm ruột mãn tính: Theo chủ nhiệm khoa nội bệnh viện Kiev tại Nga, phụ nữ mang thai bị viêm ruột mãn tính hoặc có vấn đề về gan không nên sử dụng dưa lưới để tránh tình trạng nặng hơn. Bên cạnh đó, mẹ bầu mắc bệnh thận cũng không nên sử dụng dưa lưới. Vì thành phần kali trong loại quả này có thể làm tổn thương đến thận.

6. Cách chọn dưa lưới ngon dành cho bà bầu

Dưa lưới chỉ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nếu không chứa các thành phần hóa học gây hại cho cơ thể. Để lựa được những quả dưa lưới ngon và an toàn cho sức khỏe, mẹ bầu cần lưu ý một số điều sau:

  • Dựa trên hình dáng: Mẹ bầu nên chọn những quả dưa lưới tròn đều và không mua những quả có phần đầu nhọn. Vì những quả này thường không hấp thụ đủ ánh sáng, nước và các chất dinh dưỡng cần thiết trong quá trình sinh trưởng. Ngoài ra, vân lưới càng dày, càng rõ ràng thì quả dưa càng ngọt. Mẹ bầu chỉ nên chọn mua những quả có đường vân màu xám trắng hoặc vàng nhạt. Tránh mua những quả dưa lưới có đường vân nâu đen.
  • Cuống dưa: Giống như hầu hết các loại trái cây khác, quả dưa lưới ngon sẽ có phần cuống xanh dính chặt vào đầu quả. Nếu phần cuống bị héo hoặc xuất hiện mốc, thì chứng tỏ quả dưa đã để lâu và không còn an toàn cho sức khỏe của mẹ bầu nữa.
  • Trọng lượng quả: Dưa lưới là loại trái cây giàu nước, do đó mẹ bầu nên lựa những quả cầm nặng tay sẽ ngon hơn.
  • Mùi hương: Quả dưa lưới ngon sẽ mang hương thơm đặc trưng khi để gần mũi ngửi. Nếu quả dưa không có mùi thơm thì đó là quả còn xanh, chưa chín và không ngọt.

Hy vọng với những chia sẻ trên, câu hỏi “bầu 3 tháng đầu ăn dưa lưới được không?” đã được trả lời – đó là CÓ. Sử dụng dưa lưới với liều lượng phù hợp sẽ mang đến nhiều công dụng tuyệt vời cho mẹ và bé. Nhưng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, mẹ bầu đừng quên tuân thủ đúng theo những lưu ý kể trên. Trong trường hợp phát hiện dấu hiệu bất thường, cần liên hệ với bác sĩ để được chăm sóc tốt nhất.

Nếu còn thắc mắc và tư vấn thêm, vui lòng gọi đến số Hotline 1900 3366 để được hỗ trợ chi tiết.

***Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.