Chuyển vga onboard laptop là gì?
Chuyển vga onboard cho laptop bị lỗi chip vga là việc thay đổi các linh kiện trên main để làm cho những laptop vga rời (rất hay bị lỗi chip vga) trở thành sử dụng vga intel onboard (vga share). Giúp cho máy hoạt động bền bỉ và không sợ bị lỗi vga nữa.
Đối với laptop, tất cả các linh kiện đều nằm trên bo mạch chủ, do đó dù là vga rời hay vga onboard thì bản chất đều nằm trong 1 con chip nằm trên bo mạch (khác với máy bàn có card vga rời có thể rút ra thay thế được). Vì vậy đối với laptop, thuật ngữ vga onboard (hay còn gọi là vga share) nhằm chỉ các laptop sử dụng chip vga intel, và vga rời nhằm chỉ các laptop sử dụng chip vga Nvidia hoặc ATI, AMD. Đặc biệt, sau 2010 đã có nhiều laptop sử dụng song song cả 2 card đồ họa intel (cho những tác vụ nhẹ) và nvidia/ati (cho những tác vụ yêu cầu khả năng xử lý đồ họa cao).
——————————————
Bài này là do mình mất rất nhiều thời gian và công sức để viết, nếu bạn nào trích dẫn nội dung vui lòng ghi rõ nguồn “trinhanlaptop.vn”. Be fair play!
——————————————
Nguyên tắc của việc chuyển vga rời sang onboard cho laptop
Như các bạn đã biết: cùng 1 model laptop, sẽ có nhiều cấu hình khác nhau. Ví dụ dell inspiron 5010 có phiên bản core i3/ram2g/vga intel hd graphics/320g hoặc phiên bản core i5/ram 4g/vga amd radeon 5470/500g. Để tiết kiệm chi phí, nhà sản xuất sẽ chế tạo ra duy nhất 1 bo mạch chủ, và tùy biến linh kiện trên nó để tạo thành nhiều phiên bản cấu hình khác nhau, nhằm mục đích đa dạng hóa cấu hình trong cùng 1 model máy.
Có một nghịch lý đó là đa số những máy có cấu hình sử dụng vga rời thì có giá bán cao hơn cấu hình sử dụng vga onboard, nhưng sau 1 thời gian sử dụng thì những máy có vga rời đều lần lượt đổ bệnh chết chip vga, trong khi cấu hình dùng vga intel onboard thì vẫn sống nhăn rang, chạy bền bỉ không lỗi.
Nguyên tắc của việc chuyển vga rời sang onboard cho laptop (hay còn gọi là chuyển vga share cho laptop) là thay đổi các linh kiện trên main dựa trên sơ đồ thiết kế mạch (schematics) và sơ đồ vị trí linh kiện (boardview) để vô hiệu hóa vga rời và kích hoạt vga intel onboard. Việc thay đổi các linh kiện này hoàn toàn tuân theo sơ đồ thiết kế của nhà sản xuất nên chất lượng về mặt lý thuyết là sẽ ổn định như main vga intel onboard zin, còn về mặt thực tế thì nó còn phụ thuộc vào tay nghề của người thợ.
Lợi ích của việc chuyển sang vga onboard cho laptop
– Hoàn toàn không còn nỗi lo chết chip vga sau một thời gian sử dụng – Máy sẽ mát hơn, thời gian dùng pin được lâu hơn
Nhược điểm của việc chuyển vga share:
– Khả năng xử lý đồ họa của máy sẽ bị yếu đi (Điều này sẽ ảnh hưởng đến các bạn hay chơi game nặng hoặc phải dung phần mềm xử lý đồ họa nặng)
Có nên chuyển vga share cho laptop?
Đọc đến đây chắc các bạn cũng đã tự có câu trả lời cho riêng mình về việc có nên chuyển vga onboard cho laptop rồi đúng không? Lời khuyên của Trí Nhân Laptop là: nếu bạn chỉ dung máy để giải trí, chơi game nhẹ hoặc ứng dụng văn phòng thì nên chuyển vga, chuyển gấp, chuyển khẩn trương khi laptop bị lỗi vga. Còn nếu bạn là dân chuyên chơi game, hoặc dân kỹ thuật chuyên xử lý đồ họa nặng thì nên chọn những phương án xử lý khác, tùy theo nhu cầu và điều kiện kinh tế như: đóng chip vga, thay chip vga, thay mainboard laptop… đọc thêm chi tiết phân tích các phương pháp xử lý khi laptop bị lỗi vga tại đây.
Làm sao tôi biết Laptop của mình có thể chuyển được vga?
Bạn có thể nhắn tin với nội dung “Model máy + chuyển vga?” đến số 0988 661 875 để được hồi đáp nhanh nhất, hoặc nhắn tin với mình qua viber, facebook, skype, yahoo (Thông tin ở mục liên hệ). Hoặc bạn cũng có thể tự tìm xem máy của mình có nằm trong danh sách máy hỗ trợ chuyển vga bên dưới cuối bài viết.
Chi phí chuyển vga onboard cho Laptop thế nào? Bảo hành ra sao?
- Giá chuyển vga thông thường nằm trong khoảng từ 350k đến 1500k tùy loại máy và tình trạng hiện tại của máy.
- Thời gian bảo hành rất linh hoạt: 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm… tùy theo nhu cầu của bạn.
Giá chuyển vga onboard cho laptop tại Trí Nhân laptop có phải là rẻ nhất không? Câu trả lời của mình là không: phương châm của mình là cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ và trình độ kỹ thuật chứ không cạnh tranh về giá. Giá của bên mình đưa ra không phải là rẻ nhất nhưng đảm bảo là hợp lý nhất và những gì bạn nhận được luôn luôn tương xứng với đồng tiền quý báu mà bạn bỏ ra.
Nhân tiện bàn về giá cả, tại sao lại có những nơi báo giá rất rẻ? Đây là một vấn đề tế nhị, có nơi thì báo giá ảo để kéo khách, có nơi thì họ chuyển theo sơ đồ được mua (tức là họ không am hiểu về mạch điện, chỉ mua công thức chuyển của người khác rồi về bắt chước làm, nhưng ko hiểu bản chất vấn đề). Đặc điểm chung của những nơi này là chất lượng máy sau khi chuyển vga xong không đảm bảo, hay bị lỗi display driver stopped responding and has recovered và màn hình hay chớp nháy màu đen, rất khó chịu khi sử dụng. Nguyên nhân là họ chuyển theo công thức được mua của người khác, chứ không hiểu bản chất mạch điện, nên không giải quyết được sự cố.
Phải nghiên cứu mày mò khám phá để chuyển được vga cho laptop, nên chúng tôi rất quý trọng công sức lao động của mình và không bán rẻ nó. Chỉ những người dùng lại thành quả của người khác thì mới bán rẻ công sức của bản thân và của người khác. Đây là vấn đề khá tế nhị và đã từng được bàn luận tại facebook cá nhân của mình, các bạn nếu có hứng thú thì có thể xem qua tại đây.
Danh sách model laptop có thể chuyển được sang vga onboard
Acer: 4738g, 4820g, 4830g, 4740g, 4750g, 4741g, 4745g, 4752g, 5740g, 5741g, 5742g, 5745g, E730g, V5-471g, V5-571g, E1-471g, E1-571 …
Asus: các model core i thế hệ 2 trở lên. Nhận độ card vga mxm cho asus g50, g50vt, g51vx…. (chỉnh lại bios để máy có thể hỗ trợ card vga của các dòng khác)
Dell: 1310, 1320, 5010, 5110, 4110, 3450, 3550, 4050, 3460, 3560, 1450, 3420, 2421, 3521, 3421, 5460, 5470 N4110-V3450, N5110-V3550, N4050-V1450-3420-2421, N5420-V3460, N5520-V3560, V3400, 3521, 3421, 5521, 5421, 3537, 5537, 3437, 5437
HP: Dv6000, Dv6700, DV4 HM55, Dv6 LX6, Dv7 LX7, Cq42, G42, G62, Cq43, 430, 431, dm3, dm4, g4, g6, 4520s, 4430s, 4440s …
Sony: FZ, SZ, CA, CB, SVE14, sve15, mbx-266, mbx-269, mbx-273, mbx-276, Vaio CA, CB mbx-249, mbx-239, mbx-240 …
Lenovo: Y460, Y560, G460, g470, g480…
Toshiba: L655, L750, L850, C850, L840, C840….
…và rất nhiều dòng máy khác mình chưa thể liệt kê đầy đủ, hãy liên hệ với mình để được trả lời và tư vấn đầy đủ nhé.
——————————————
Bài này là do mình mất rất nhiều thời gian và công sức để viết, nếu bạn nào trích dẫn nội dung vui lòng ghi rõ nguồn “trinhanlaptop.vn”. Be fair play!
——————————————
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!