Trong mì ăn dặm có chứa nhiều protein, vitamin và khoáng chất giúp bổ sung dinh dưỡng cho bé nên các bậc phụ huynh đã thêm mì ăn dặm vào thực đơn hằng ngày của con em mình. Trong bài viết này, AVAKids sẽ hướng dẫn bạn cách nấu mì ăn dặm cho bé 7 tháng chuẩn nhất.
1Lợi ích của mì ăn dặm đối với trẻ
Mì ăn dặm là loại đồ ăn dạng sợi có kích thước phù hợp dành cho trẻ trong giai đoạn ăn dặm. Dưới đây là một số lợi ích quan trọng của sản phẩm đối với trẻ:
- Cung cấp dưỡng chất thiết yếu giúp bé phát triển toàn diện cả về trí não lẫn chiều cao.
- Kích thích thị giác và vị giác cho bé yêu giai đoạn đầu đời.
- Giúp trẻ rèn luyện đôi tay thêm linh hoạt và khéo léo.
- Giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh và tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
Mì ăn dặm cung cấp nhiều dưỡng chất cho bé
2Khi nào nên cho bé sử dụng mì ăn dặm?
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ từ 6 tháng trở lên đã có thể sử dụng mì ăn dặm bởi vì:
- Thời điểm này hệ tiêu hóa của trẻ đã phát triển khá hoàn chỉnh để có thể hấp thu dưỡng chất vào cơ thể.
- Trẻ cần được bổ sung các chất dinh dưỡng từ thức ăn khác ngoài sữa mẹ để phát triển khỏe mạnh.
- Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng nên cho trẻ bắt đầu ăn dặm vào thời điểm 6 tháng và kết thúc ở tháng thứ 24.
Thời gian cho bé ăn dặm tốt nhất cho bé là:
- Chọn thời điểm khi bé còn thức, tránh cho bé ăn dặm vào những lúc buồn ngủ khiến bé quấy khóc không tập trung ăn được.
- Cho bé ăn vào giữa buổi sáng và buổi trưa, vì lúc này bé không quá đói và cũng không quá no, giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất hiệu quả hơn.
- Cho bé ăn 1 – 2 tiếng sau khi uống sữa để bé không quá đói gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa non nớt của bé.
- Không nên cho bé ăn sau 19 giờ, vì lúc này hệ tiêu hóa của bé bắt đầu làm việc chậm, gây đầy hơi, khó tiêu và mất ngủ.
- Cho bé ăn dặm 3 – 4 bữa mỗi ngày để tránh bé quá đói hoặc quá no.
Từ tháng thứ 6 trở đi bé đã có thể dùng mì ăn dặm
3Một số cách chế biến mì ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi
3.1 Mì somen rau củ
Cách nấu mì somen rau củ cho bé 7 tháng tuổi:
- Bước 1: Củ cải, rau xanh và súp lơ rửa sạch, để ráo nước. Sau đó cắt nhỏ những nguyên liệu này và cho vào máy xay để xay thật nhuyễn.
- Bước 2: Nấu 100 ml nước lọc cùng với 10g mì somen trong 4 phút. Khi mì đã chín mềm, bố mẹ bỏ hỗn hợp rau củ đã xay vào nồi nấu trong vòng 3 – 5 phút đến khi sôi.
- Bước 3: Cho thêm 2 – 3g bột đao hoặc bột làm sánh để tăng độ sánh, dẻo cho món ăn.
Cách chế biến mì somen rau củ
3.2 Mì ăn dặm với sốt cà chua và thịt bò hầm
Cách nấu mì ăn dặm với sốt cà chua và thịt bò hầm:
- Bước 1: Luộc mì chín mềm sau đó vớt ra và để ráo.
- Bước 2: Xay các nguyên liệu hành tây, cà chua, húng quế, hương thảo rồi băm nhỏ thịt bò.
- Bước 3: Cho bơ vào làm nóng chảo, sau đó cho hỗn hợp vừa xay vào đảo qua 2 phút. Tiếp đến cho thịt bò vào xào trong vòng 1 phút.
- Bước 4: Thêm 3 muỗng sốt cà chua vào đun tiếp khoảng 2 phút là xong.
- Bước 5: Đổ nước sốt vừa đun vào mì và cho bé dùng.
Mì ăn dặm BioJunior dạng sợi gói 200g (từ 8 tháng)
3.3 Mì somen bí đỏ cá thác lác
Cách nấu mì somen bí đỏ cá thác lác cho bé:
- Bước 1: Luộc mì somen đã chuẩn bị trong vòng 4 phút rồi vớt ra.
- Bước 2: Cắt nhỏ bí đỏ và xào sơ qua với bơ hoặc dầu ăn dặm.
- Bước 3: Cho khoảng 120 ml nước vào hỗn hợp vừa xào, khi bí đỏ chín nhừ thì cho thêm cá thác lác vào đun cho tới khi chín thì tắt bếp.
- Đổ hỗn hợp nước dùng này vào mì somen và cho bé thưởng thức.
Mì somen bí đỏ cá thác lác
3.4 Mì spaghetti sốt cá hồi sữa
Cách nấu mì spaghetti sốt cá hồi sữa:
- Bước 1: Rửa sạch nguyên liệu, sau đó băm nhỏ hành tây và đậu Hà Lan.
- Bước 2: Luộc mì spaghetti đã chuẩn bị trong vòng 8 – 9 phút rồi vớt ra để ráo nước.
- Bước 3: Ngâm cá hồi với sữa tươi không đường trong khoảng 10 – 15 phút, sau đó vớt ra rồi thấm vào khăn cho khô sữa.
- Bước 4: Băm nhỏ cá hồi sau đó xào với dầu ăn trong khoảng 2 phút. Tiếp theo bỏ thêm hành tây xào tiếp khoảng 3 phút.
- Bước 5: Trộn tất cả hỗn hợp với mì spaghetti và cho bé dùng.
Mì spaghetti sốt cá hồi sữa
3.5 Mì ăn dặm Anpaso cho bé
Cách nấu mì ăn dặm Anpaso cho bé:
- Bạn chỉ cần thả mì vào nước dùng đang sôi trong 5-8 phút là đã có một món ăn dặm ngon tuyệt hảo mà lại đơn giản cho bé dùng rồi.
Mì ăn dặm mầm lúa mạch Organic Anpaso gói 120g cung cấp nhiều chất xơ tự nhiên
4Một số lưu ý khi cho bé ăn mì ăn dặm
Để sản phẩm mì ăn dặm phát huy đầy đủ công dụng, các bậc phụ huynh cần lưu ý những điểm sau:
- Thời điểm tốt nhất cho trẻ ăn dặm được khuyến cáo là từ 6 tháng tuổi. Tuy nhiên bố mẹ cũng nên cân nhắc tới các yếu tố như: khả năng ngồi vững (với sự hỗ trợ của người lớn), quay đầu đi nơi khác và có khả năng nhai nuốt thức ăn chưa.
- Dù bắt đầu cho con tập ăn dặm nhưng bố mẹ vẫn cần bổ sung sữa mẹ hoặc sữa bột cho trẻ. Bởi vì giai đoạn đầu bé vẫn chưa thể nào quen hoàn toàn với các thức ăn rắn. Có thể xem xét trộn chung thực phẩm ăn dặm với sữa mẹ hoặc sữa bột để trẻ tập quen.
- Khi nấu mì ăn dặm cho trẻ, bố mẹ nên kết hợp thêm với trái cây, rau quả, ngũ cốc, các loại thịt xay nhuyễn để món ăn thêm phần mới lạ và ngon miệng.
- Hạn chế sử dụng quá nhiều gia vị, các thực phẩm khó tiêu hoặc dễ gây dị ứng, ngộ độc.
- Cố gắng bổ sung đầy đủ chất cho trẻ, bên cạnh đó cần chú trọng hơn vào công đoạn sơ chế và nấu thực phẩm để hạn chế hiện tượng hao hụt dinh dưỡng.
Một số lưu ý khi cho bé ăn mì ăn dặm
Mì ăn dặm là nguồn thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất giúp ích cho quá trình phát triển của bé. Bên cạnh mì ăn dặm, bố mẹ cũng có thể tham khảo thêm sản phẩm bánh ăn dặm cho bé, bột ăn dặm cho bé, hoa quả nghiền,… Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại liên hệ hotline 1900.866.874 để được hỗ trợ.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!