Cách nấu bánh canh khô không quá cầu kỳ nhưng hương vị lại được nhiều người yêu thích bởi vị ngọt thanh của nước lèo, mùi thơm đặc trưng của tôm, cua…
Khi nhắc đến đặc sản xứ Huế, ngoài bánh bột lọc, bún bò Huế, chè cung đình thì không thể không kể đến món bánh canh khô. Bánh canh khô đặc sản xứ Huế được làm 100% từ bột mì. Để đưa món ăn này đến gần hơn với thực khách trên cả nước, người dân xứ Huế sẽ có cách làm khô món ăn này để có thể gửi đi xa và bảo quản được lâu hơn.
Nguyên liệu nấu bánh canh khô ngon
- Bánh canh khô: 400g
- Xương heo: 0,5 kg hoặc 1cái móng giò heo.
- Tôm thẻ: 300g
- Chả cua: 300g
- Gia vị nêm nếm bao gồm: Mắm ruốc, hạt nêm, bột canh, tiêu, dầu ăn
- Đường phèn hoặc đường kính
- Hành khô, tỏi khô.
- Hành lá, ngò gai.
Cách nấu bánh canh khô Huế ngon chuẩn vị
Bước 1: Sơ chế và nấu nước dùng
Xương ống hoặc móng giò heo rửa sạch. Sau đó đun sôi để loại bỏ nước bẩn, rửa lại lần nữa để loại bỏ hết bọt bẩn. Cho khoảng 4 lít nước vào nồi và hầm xương làm nước dùng.
Làm sạch tôm, cắt bỏ râu, rút chỉ lưng. Có thể để tôm nguyên con đến khi vừa ăn rồi thả vào bát. Hoặc có thể bóc bỏ vỏ, ướp tôm với chút hạt nêm, hành khô, tỏi và 1 thìa cà phê nước mắm khoảng 15 phút. Sau đó, chúng ta bắc chảo lên bếp, cho một chút dầu ăn vào, đợi dầu đủ nóng thì cho tôm vào rim cho thấm gia vị. Sau đó để sang một bên. Hoặc cũng có thể đợi nước dùng sôi rồi thả tôm vào nồi nước dùng. Khi tôm chín thì vớt ra bỏ vỏ là đối với tôm to. Còn đối với tôm nhỏ như tôm thẻ thì nên rim, tôm sẽ ngon và thấm gia vị hơn
Sau khi ninh, nước hầm xương còn khoảng 3 lít nước và xương đã mềm thì bắt đầu nêm gia vị. Đối với móng giò, chỉ nấu vừa phải không nên để móng giò quá mềm, khi ăn sẽ ngán. Nếu dùng móng giò thì sau khi làm sạch; cho móng giò vào đun đến khi sôi khoảng 7-10 phút, sau đó tắt bếp. Sau đó lại bật bếp, nêm nếm lại gia vị thì móng giò đã mềm và có thể ăn được.
Bước 2: Nêm nếm gia vị
Đầu tiên phi thơm 1 củ hành và 1 củ tỏi với dầu ăn cho thơm. Sau đó cho 1 muỗng canh nước mắm vào chảo dầu đó, phi thơm; đảo nhanh tay rồi đổ tất cả vào nồi nước dùng. Nếu ăn được cay thì cho 1 thìa ớt bột vào nồi nước dùng vừa tạo màu vừa có vị cay nhẹ rất ngon. Còn nếu muốn màu nước dùng đẹp thì cho dầu điều vừa đủ là có màu rất đẹp.
Sau đó cho 2 muỗng canh bột canh, 1 muỗng canh hạt nêm và nửa muỗng canh đường phèn hoặc đường vào nồi nước dùng. Sau đó đun sôi trở lại, lấy thìa viên và thả chả cua vào nồi. Khi chả cua nổi lên một lúc là chả cua chín thì nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn. Lúc này có thể thả tôm đã chín vào hoặc để khi chan nước dùng mới cho vào bát đều ngon cả.
Bước 3: Luộc bánh canh khô
Đun 1 nồi nước sôi để luộc bánh canh, nước sôi cho bánh canh vào luộc khoảng 7 – 10 phút trên lửa lớn cho chín rồi trút ra rổ, xả lại bằng nước lạnh để bánh canh không bị dính.
Có thể cho bánh canh vào bát rồi đổ nước dùng lên trên. Hoặc cũng có thể cho bánh canh đã luộc thẳng vào nồi nước dùng đang sôi; thì khi ăn bánh sẽ đậm đà và ngon hơn. Nếu chúng ta thả trực tiếp bánh canh đã luộc vào nồi; thì khi luộc bánh không nên luộc chín quá, tránh để bánh bị nát khi đun lại trong nước dùng.
Bước 3. Trình bày và thưởng thức món bánh canh khô xứ Huế
Xếp bánh canh ra tô, sắp xếp các nguyên liệu ăn kèm, chan nước dùng, rắc tiêu và rau thơm lên trên là có thể thưởng thức. Bánh canh ăn kèm với chút ớt và vắt thêm miếng chanh sẽ dậy mùi thơm, rất ngon.
Trên đây là cách nấu bánh canh khô ngon chuẩn xứ Huế thơm ngon. Chỉ cần dành chút thời gian là đã có thể được thưởng thức món ăn chuẩn vị xứ Huế rồi.
Xem thêm:
- Cách nấu bánh canh cá lóc miền Trung thơm ngon đậm đà
- Cách nấu bánh canh hẹ Phú Yên – ngon từ nước, ngọt từ xương
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!