Tìm hiểu về các loại trà là bước đầu tiên để bạn khám phá được thế giới đầy hương vị của thức uống này. Thế giới về trà vô cùng đa dạng và thực sự mênh mông khi bạn dấn thân tìm hiểu. Đây được xem là thức uống thuần khiết và cần có sự nhạy bén của các giác quan để cảm nhận được hương vị phong phú và tinh tế của trà. Nếu đã sẵn sàng khám phá về thế giới của thức uống thanh tao này, bạn hãy cùng Plantrip Cha tìm hiểu qua bài viết sau đây nha.
Trà là gì?
Tìm hiểu về các loại trà, bạn sẽ nhận thấy rằng đây là thức uống được sử dụng phổ biến thứ 2 trên thế giới, chỉ sau nước. Tất cả các loại trà trên thế giới đều được thu hái từ cây trà, có tên khoa học là Camellia Sinensis. Cây thường mọc trên các cao nguyên vùng nhiệt đới. Dù là cây thân gỗ nhưng khi canh tác, trà thường được trồng thành luống và liên tục đốn cắt. Điều này để giữ cây chỉ thấp ngang bụng nhằm dễ thu hoạch búp và cho năng suất cao.
Trà được thu hái từ cây trà, có tên khoa học là Camellia Sinensis (Ảnh: Sưu tầm)
Một số loại thức uống khác như: trà vằng, trà vối, trà atiso, trà cung đình Huế… không được xem là trà vì không được thu hái từ cây trà.
Trong trà có gì?
Để thưởng thức, các sợi trà khô cần được hãm trong ấm với nước nóng để các hợp chất hòa tan vào nước. Trong nước trà có chứa 3 thành phần chính như sau:
- Tinh dầu: Đây là thành phần chính quyết định mùi vị và hương thơm của trà.
- Polyphenols: Hoạt chất này tạo ra vị chát trong miệng và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
- Caffeine: Caffeine cũng là một trong những hoạt chất có trong trà. Thành phần này giúp cung cấp năng lượng, mang lại sự tỉnh táo và gây nghiện.
Nước trà có chứa 3 thành phần chính là: tinh dầu, polyphenols và caffeine (Ảnh: Sưu tầm)
Quy trình cơ bản để làm trà như thế nào?
Để tạo ra thành phẩm trà khô, trà được thu hái từ các búp non của cây trà và phải trải qua 5 bước chế biến. Bạn hãy cùng tìm hiểu về các loại trà qua các quy trình cơ bản sau đây:
Thu hái
Trà được thu hái phần búp gồm 1 lá non đang còn cuộn và 2 lá liền kề (còn gọi là 1 tôm 2 lá).
Làm héo
Sau khi thu hái, búp trà sẽ được làm héo để trở nên mềm đi. Cách làm héo sẽ tùy theo loại trà thành phẩm muốn chế biến. Đó có thể là phơi héo dưới nắng, xào trên chảo hoặc mang đi luộc…
Phơi nắng là công đoạn làm héo, giúp búp trà mềm đi (Ảnh: Sưu tầm)
Làm dập
Ở bước này, búp trà được làm dập nhằm phá vỡ các tế bào để giải phóng các hợp chất có trong lá trà. Trà có thể được vê trên tay, vò, cán hoặc ép. Quá trình này tạo cho trà thành phẩm có hình thù đặc trưng như: tròn viên, dẹt hoặc sợi móc câu…
Oxy hoá
Quá trình này diễn ra tự nhiên do các enzyme tác động với oxy từ khi các búp trà được hái và trong công đoạn làm héo, vò và ủ ngắn. Quá trình này sẽ ngưng lại khi các enzyme bị phá hủy bằng nhiệt như xào, luộc, sấy. Việc kiểm soát mức độ oxy hóa sẽ tạo ra các loại trà thành phẩm khác nhau với hương vị phong phú, đặc trưng của từng loại.
Sấy trà
Đây là công đoạn làm triệt tiêu nước và ngưng hoàn toàn quá trình oxy hóa. Sấy còn giúp định hình sợi trà thành phẩm. Trong công nghiệp, công đoạn này thường được sử dụng phương pháp CTC để chế biến trà đen túi lọc.
Các quốc gia trồng trà lớn và nổi tiếng trên thế giới
Tìm hiểu về các loại trà, bạn sẽ biết rằng, chúng có lịch sử hàng ngàn năm và ghi đậm dấu ấn trong các nền văn hóa châu Á. Tuy nhiên, trà cũng rất “địa phương”, mỗi vùng miền và quốc gia thường chỉ phổ biến một vài loại trà nhất định. Sau đây là các quốc gia trồng trà lớn và nổi tiếng trên thế giới:
Mỗi vùng miền và quốc gia thường chỉ phổ biến một vài loại trà nhất định (Ảnh: Sưu tầm)
- Trung Quốc: Phổ biến và nổi tiếng nhất với Hồng trà và trà Phổ Nhĩ.
- Nhật Bản: Nổi danh với trà xanh Sencha (Japanese Sencha tea).
- Đài Loan: Ghi dấu với trà Ô Long Cao Sơn.
- Ấn Độ: Quốc gia cực kỳ nổi tiếng với trà đen (trà Darjeeling).
- Châu Âu và bắc Mỹ: Hầu hết trà được sản xuất tại đây là trà đen.
- Việt Nam: Nổi tiếng với trà xanh, trà Thái Nguyên.
Phân biệt các loại trà trên thế giới
Dựa vào hình dạng lá trà, mùi thơm, hương vị và mức độ oxy hóa sẽ giúp bạn biết cách phân biệt các loại trà. Để bạn đọc có cái nhìn tổng quan và dễ dàng tìm hiểu về các loại Trà, Plantrip Cha sẽ chia làm 8 loại Trà phổ biến như sau:
Trà được phân loại dựa vào hình dạng, mùi thơm, hương vị và mức độ oxy hóa (Ảnh: Sưu tầm)
- Trà trắng: Mức độ oxy hóa rất thấp, gần như bằng 0%.
- Trà vàng: Mức độ oxy hóa cũng tương tự trà trắng.
- Trà xanh: Mức độ oxy hóa nhẹ, thường nhỏ hơn 15%.
- Trà ô long: Có mức độ oxy hóa từ 15-80%.
- Hồng trà: Mức độ oxy hóa cao từ 80-95% tùy theo cách chế biến.
- Trà đen: Mức độ oxy hóa hoàn toàn 100%.
- Trà phổ nhĩ: Trà phải trải qua quá trình lên men: diệt men ➡️ vò ➡️ làm khô ➡️ đóng bánh tạo ra Phổ Nhĩ Sống và Phổ Nhĩ Chín.
- Trà hoa thảo mộc: Dù không được làm từ cây Camellia Sinensis mà được chế biến từ các loại cây, hoa, thảo mộc có lợi, nhưng đây cũng là một trong những loại trà được yêu thích.
Thông qua bài viết trên đây, Plantrip Cha đã chia sẻ các kiến thức cơ bản để bạn dễ dàng tìm hiểu về các loại trà. Để khám phá rõ hơn cũng như có thể thưởng thức trọn vẹn hương vị của từng loại trà, bạn hãy chọn các sản phẩm đến từ thương hiệu Plantrip Cha. Thương hiệu không chỉ mang đến cho bạn những sản phẩm chất lượng mà còn sẵn sàng chia sẻ và cùng bạn đồng hành trong hành trình tìm kiếm và thể hiện niềm đam mê với trà.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!