– Việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp được xác định = Quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia (:) 12 tháng. -> Trường hợp doanh nghiệp hoạt động không đủ 12 tháng thì: Việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế được xác định = Quỹ tiền lương thực hiện trong năm chia (:) số tháng thực tế hoạt động trong năm. – Quỹ tiền lương thực hiện là: Tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo quy định (không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế). Ví dụ: Kế toán Thiên Ưng năm 2018 có quỹ lương thực tế thực hiện là 12 tỷ đồng thì việc xác định 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế 2018 như sau: Theo điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC quy định: “1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau: a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật. c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.” “Các Khoản tiền lương, tiền thưởng cho người lao động không được ghi cụ thể Điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.”
Như vậy: Các khoản chi phí phúc lợi cho người lao động được trừ thì cần:
– Quy chế lương thưởng của DN (Trong đó quy định cụ thể điều kiện hưởng và mức hưởng) – Hợp đồng kinh tế, Thanh lý hợp đồng…(VD: Hợp đồng với Công ty du lịch về việc đi nghỉ mát)
– Bảng kê danh sách người lao động được tham gia đi nghỉ mát, đi học…
– Quyết định của Giám đốc (về việc đi nghỉ mát, đi học..), Quyết định phê duyệt kinh phí.
– Hóa đơn, chứng từ thanh toán đầy đủ như: Hóa đơn của Cty du lịch, hóa đơn khách sạn, ăn uống, hóa đơn tiền học phí (nếu đi học), đi lại ngày lễ tết (Phải có cuống vé, vé …), điều trị (Phải có hóa đơn viện phí, hồ sơ bệnh án …) (Nếu giá trị thanh toán ghi trên hóa đơn từ 20 triệu đồng trở lên thì phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt)
Xem thêm: Các khoản chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN
–
Tiền hỗ trợ thêm khi chấm dứt hợp đồng lao động: Căn cứ các quy định trên, trường hợp năm quyết toán 2017 Công ty Cổ phần Cảng Đà Nẵng đã chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động khi chấn dứt hợp đồng với người lao động theo quy định của Bộ luật lao động, ngoài ra, Công ty còn chi tiền hỗ trợ thêm cho người lao động theo Thoả ước lao động tập thể và Biên bản thống nhất giữa Tổng giám đốc với Chủ tịch Công đoàn Công ty; Trường hợp Cục Thuế TP Đà Nẵng kiểm tra và xác nhận khoản chi này thuộc khoản chi có tính chất phúc lợi, tổng số chi có tính chất phúc lợi trong năm của Công ty không vượt quá 01 tháng lương bình quân theo quy định thì Công ty được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
(Theo Công văn 4706/TCT-DNL ngày 26/11/2018 của Tổng cục thuế)
–
Theo Công văn 11819/CT-TTHT ngày 31/12/2014 của Cục thuế TP. Hồ Chí Minh: “Căn cứ quy định trên, từ kỳ tính thuế năm 2014 Công ty có chi các khoản chi có tính chất phúc lợi trực tiếp cho người lao động như: cưới hỏi, ốm đau, thai sản, ma chay cho bản thân và gia đình người lao động; chi phí tổ chức họp mặt và giao lưu cuối năm giữa các nhân viên trong toàn Công ty, chi nghỉ mát cho người lao động…nếu có hóa đơn chứng từ chi theo quy định của pháp luật (trường hợp ký hợp đồng với các Công ty dịch vụ tổ chức cho cán bộ công nhân viên đi nghỉ mát thì phải có hóa đơn hợp pháp và phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt (nếu giá trị thanh toán ghi trên hóa đơn từ 20 triệu đồng trở lên)) và tổng số các khoản chi có tính chất phúc lợi nêu trên không vượt quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm 2014 thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN. “
–
Chú ý: Nếu Tổng các khoản chi phí phúc lợi nêu trên mà > 1 tháng lương bình quân trong năm thì sẽ bị loại khỏi chi phí được trừ khi tính thuế TNDN nhé
=> Phần vượt sẽ bị loại trừ khi quyết toán thuế TNDN => Cuối năm khi Lập Tờ khai quyết toán thuế TNDN thì nhập phần bị loại đó vào chỉ tiêu B4 trên tờ khai quyết toán thuế TNDN.
Xem thêm: Cách hạch toán chi phí không được trừ
–
Chi phí mua bảo hiểm nhân thọ cho nhân viên: – Không được vượt quá 03 triệu đồng/tháng/người và phải được ghi cụ thể Điều kiện hưởng và mức hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty. -> Và DN còn phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về BHXH bắt buộc cho người lao động trước
(Khoản 3 Điều 3 Thông tư 25/2018/TT-BTC)
Xem thêm: Chi phí mua bảo hiểm nhân thọ cho nhân viên
–
3. Chi phí phúc lợi có được khấu trừ thuế GTGT? Căn cứ các hướng dẫn trên, trường hợp năm 2017, Công ty cổ phần tư vấn và xây dựng Sao Việt có phát sinh chi phí mua hàng hóa bên ngoài để làm quà trung thu, quà tết cho cán bộ, công nhân viên không dùng quỹ phúc lợi thì nếu khoản chi phí mua hàng hóa dùng làm quà cho nhân viên không vượt quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế theo quy định thì Công ty cổ phần tư vấn và xây dựng Sao Việt được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN và được khấu trừ thuế GTGT đầu vào tương ứng với phần tính vào chi phí được trừ, đồng thời Công ty phải lập hóa đơn GTGT theo quy định.
(Theo Công văn 4003/TCT-CS ngày 17/10/2018 của Tổng cục thuế)
Căn cứ các hướng dẫn trên, trường hợp doanh nghiệp có khoản chi phúc lợi mà người lao động được thụ hưởng trực tiếp thì khoản chi đó được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế đối với khoản chi có tính chất phúc lợi cho người lao động nếu có đầy đủ hóa đơn chứng từ và tổng số chi không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế theo quy định, đồng thời doanh nghiệp được khấu trừ thuế GTGT đối với những khoản chi phúc lợi tương ứng với khoản tiền được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế nêu trên nếu đáp ứng được các điều kiện về khấu trừ theo quy định
(Công văn số 4005/TCT-CS ngày 29/9/2015 của Tổng cục thuế). Xem thêm: Quy định về hàng cho biếu tặng nhân viên
–
4. Tiền phúc lợi có tính thuế TNCN: Theo khoản 2 điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC và điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC: “g) Không tính vào thu nhập chịu thuế đối với các khoản sau: g.1) Khoản hỗ trợ của người sử dụng lao động cho việc khám chữa bệnh hiểm nghèo cho bản thân người lao động và thân nhân của người lao động. g.1.1) Thân nhân của người lao động trong trường hợp này bao gồm: con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp. g.1.2) Mức hỗ trợ không tính vào thu nhập chịu thuế là số tiền thực tế chi trả theo chứng từ trả tiền viện phí nhưng tối đa không quá số tiền trả viện phí của người lao động và thân nhân người lao động sau khi đã trừ số tiền chi trả của tổ chức bảo hiểm. g.1.3) Người sử dụng lao động chi tiền hỗ trợ có trách nhiệm: lưu giữ bản sao chứng từ trả tiền viện phí có xác nhận của người sử dụng lao động (trong trường hợp người lao động và thân nhân người lao động trả phần còn lại sau khi tổ chức bảo hiểm trả trực tiếp với cơ sở khám chữa bệnh) hoặc bản sao chứng từ trả viện phí; bản sao chứng từ chi bảo hiểm y tế có xác nhận của người sử dụng lao động (trong trường hợp người lao động và thân nhân người lao động trả toàn bộ viện phí, tổ chức bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người lao động và thân nhân người lao động) cùng với chứng từ chi tiền hỗ trợ cho người lao động và thân nhân người lao động mắc bệnh hiểm nghèo. g.6) Khoản tiền mua vé máy bay khứ hồi do người sử dụng lao động trả hộ (hoặc thanh toán) cho người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, người lao động là người Việt Nam làm việc ở nước ngoài về phép mỗi năm một lần. Căn cứ xác định khoản tiền mua vé máy bay là hợp đồng lao động và khoản tiền thanh toán vé máy bay từ Việt Nam đến quốc gia người nước ngoài mang quốc tịch hoặc quốc gia nơi gia đình người nước ngoài sinh sống và ngược lại; khoản tiền thanh toán vé máy bay từ quốc gia nơi người Việt Nam đang làm việc về Việt Nam và ngược lại. g.7) Khoản tiền học phí cho con của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam học tại Việt Nam, con của người lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài học tại nước ngoài theo bậc học từ mầm non đến trung học phổ thông do người sử dụng lao động trả hộ. g.10) Khoản tiền nhận được do tổ chức, cá nhân trả thu nhập chi đám hiếu, hỉ cho bản thân và gia đình người lao động theo quy định chung của tổ chức, cá nhân trả thu nhập và phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp”
–
Chi phúc lợi nếu chi riêng cho từng người phải khấu trừ thuế TNCN Theo điểm đ,khoản 2, điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định các khoản thu nhập chịu thuế: “đ.3.2) Khoản chi dịch vụ khác phục vụ cho cá nhân trong hoạt động chăm sóc sức khoẻ, vui chơi, giải trí thẩm mỹ… nếu nội dung chi trả ghi rõ tên cá nhân được hưởng. Trường hợp nội dung chi trả phí dịch vụ không ghi tên cá nhân được hưởng mà chi chung cho tập thể người lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế.” Chi nghỉ mát có tính thuế TNCN không? Theo Công văn 1650/TCT-DNNCN ngày 24/4/2019 của Tổng cục thuế: “Căn cứ các hướng dẫn nêu trên và thực tế VP Đại diện DECKERS OUTDOOR có ký hợp đồng dịch vụ du lịch với Saigon tourist tại Hải Phòng thì: – Trường hợp, khoản chi nghỉ mát do VP Đại diện chi cho người lao động từ quỹ phúc lợi mà khoản chi ghi rõ tên cá nhân được hưởng thì khoản tiền này tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của người lao động. Trường hợp, khoản chi chung cho tập thể người lao động không ghi rõ tên cá nhân được hưởng thì khoản thu nhập này không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của người lao động. – Trường hợp cá nhân (người lao động) thuộc Văn phòng đại diện thực tế nhận được khoản nghỉ mát chi từ VP Đại diện nêu trên thì khoản thu nhập này tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của người lao động.” Theo Công văn 65152/CT-TTHT ngày 2/10/2017 của Cục thuế TP Hà Nội: “Nếu khoản chi nghỉ mát có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì cũng phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Nếu chứng từ chi tiền có ghi rõ đích danh cá nhân được thụ hưởng thì phải khấu trừ thuế TNCN, ngược lại, nếu chi chung cho tập thể thì được miễn khấu trừ thuế ( điểm đ khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC).” Công văn số 41659/CT-TTHT ngày 19/6/2018 của Cục Thuế TP. Hà Nội “Căn cứ các quy định nêu trên và nội dung công văn, hồ sơ của Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam, Cục Thuế TP Hà Nội hướng dẫn nguyên tắc như sau: 2. Về thuế TNCN: Trường hợp khoản chi nghỉ mát do Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam chi trả cho người lao động nếu nội dung chi trả ghi rõ tên cá nhân được hưởng thì tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động theo quy định tại Thông tư số 111/2013/TT-BTC nêu trên.”
–
Kế toán Thiên Ưng chúc các bạn thành công!
–
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!