Gạt mưa ô tô là sản phẩm cần thiết đối với mọi loại xe, giúp làm sạch các vết bẩn trên kính lái xe ô tô và tăng tầm nhìn cho người lái. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại gạt mưa với mức giá và chất lượng khác nhau nên chủ xe có thể gặp khó khăn trong việc tìm kiếm một sản phẩm phù hợp. Vậy gạt mưa ô tô nào tốt? Và cách thay gạt mưa như thế nào?
Hãy tìm hiểu các câu trả lời đó trong bài viết dưới đây!
Cấu tạo của cần gạt mưa ô tô
Trước khi tìm hiểu được đâu là gạt mưa ô tô tốt nhất, chủ xe nên biết về cấu tạo của nó. Cần gạt mưa ô tô có kết cấu khá đơn giản, bao gồm 5 bộ phận chính sau:
Cần gạt nước
Trong cần gạt nước ô tô được cấu tạo bởi hai bộ phận là lưỡi gạt và khung gạt nước gắn chặt vào nhau. Khi cần gạt chuyển động, lưỡi gạt và khung gạt được gắn chặt vào nhau sẽ quét sạch nước và bụi bẩn trên kính. Cần gạt này có từ 6 đến 8 cơ cấu đòn bẩy nữa nhằm giúp lực được phân phối đều trên lưỡi gạt, áp chặt lấy kính mỗi khi hoạt động.
Khung gạt mưa ô tô
Hiện nay có ba loại khung gạt mưa phổ biến là khung gạt sắt, khung gạt mềm và khung 3 khúc.
- Khung gạt sắt:
Gạt mưa khung sắt hay khung xương cứng là loại cổ điển hay được sử dụng với các dòng xe cũ. Chúng được làm bằng sắt, bên ngoài phun sơn tĩnh điện ngăn gỉ sét. Khung xương sắt gồm nhiều thanh kết nối với nhau qua các khớp giúp lực được dàn đều. Ưu điểm của loại khung này là chắc chắn, khó gãy. Nhược điểm là trọng lượng nặng, dễ bị han gỉ…Do đó hiện nay ít nhà sản xuất sử dụng loại khung này.
- Khung gạt mềm:
Khung gạt mềm hay khung không xương là loại được làm bằng cao su hoặc Silicone. Do đó chúng khá mềm, dẻo, đàn hồi tốt và có trọng lượng nhẹ. Khung mềm có độ linh hoạt cao hơn và ôm mặt kính tốt hơn. Người sử dụng cũng tránh được việc khung bị han gỉ sau khi sử dụng một thời gian dài. Hiện nay nhiều nhà sản xuất sử dụng loại này cho xe của mình.
- Khung 3 khúc:
Đây là loại sử dụng nhựa ABS cứng chia thành 3 khúc. Chúng sẽ được kết nối với nhau bằng một lõi thép mỏng để giúp lực được dàn đều trên thanh khung, hơn nữa dễ dàng bám chắc vào mặt kính, tránh bị rung giật khi bị gió lớn thổi. So với gạt khung mềm thì gạt 3 khúc chắc chắn hơn, lực cũng mạnh hơn.
Lưỡi gạt mưa ô tô
Hiện nay trên thị trường có hai loại lưỡi gạt được nhiều người sử dụng, bao gồm: lưỡi gạt mưa cao su và lưỡi gạt silicon.
- Lưỡi cao su gạt mưa ô tô:
Đây là loại gạt mưa truyền thông và sử dụng phổ biến hiện nay. Nó được làm bằng cao su non 100%, có khả năng giảm ma sát, chống tiếng ồn và dễ dàng hoạt động khi gạt nước.
Ưu điểm của sản phẩm là giá thành rẻ, phổ biến nên dễ tìm kiếm, dễ mua. Tuy nhiên nhược điểm của loại gạt này là độ bền không cao, lưỡi có thể bị khô, nứt, chai cứng trong 1 thời gian ngắn. Thông thường bạn sẽ phải 6 tháng thay 1 lần, làm tăng chi phí thay gạt.
- Lưỡi gạt mưa silicon:
Khác với lưỡi cao su, lưỡi gạt silicone là loại khá mới, xuất hiện trên thị trường trong thời gian gần đây. Nó có chất liệu silicon, được đánh giá là bền hơn so với lưỡi cao su gạt mưa ô tô thông thường.
Ưu điểm loại này là gạt nước sạch hơn, do có diện tích tiếp xúc nhiều và có khả năng ngăn không khí tốt. Hơn nữa, lưỡi silicon có độ bền cao gấp đôi so với loai cao su, chống mài mòn, han gỉ, hoạt động được lâu trong thời tiết nắng nóng hay lạnh giá. Tuy nhiên nhược điểm của sản phẩm là giá thành cao.
>> Tìm hiểu ngay: Gạt mưa cho xe ô tô Bosch Advantage
Bình chứa nước rửa kính
Đây là nơi chứa nước rửa kính, nằm ở trong xe. Bình có tích hợp mô tơ rửa kính giúp đưa nước từ bình qua vòi phun. Từ đó nước sẽ được phun lên trên kính xe và làm sạch kính.
Cụm công tắc của gạt mưa
Đối với chức năng phun nước rửa kính, công tắc sẽ có hai chế độ bật/ tắt. Còn với chức năng gạt nước, cần gạt sẽ có 4 chế độ: Off – tắt, Low – gạt nước với tốc độ chậm, High – gạt nước với tốc độ nhanh, Mist – đi trong tiết trời nhiều sương mù, INT – chế độ gạt gián đoạn.
Motor gạt mưa
Bộ phận là động cơ một chiều, có hai tốc độ quay nhanh và chậm. Với công tắc dạng cam, motor gạt mưa có thể dừng ở một vị trí cố định. Vậy nên thanh gạt nước luôn được cố định ở điểm dưới cùng của kính chắn gió khi không hoạt động.
Bơm nước rửa kính
Được cấu tạo bởi một bơm ly tâm do động cơ điện một chiều lai, có vai trò là hút nước từ bình chứa phun tới kính chắn gió qua hệ thống dẫn nước cùng vòi phun.
Cơ chế hoạt động của cần gạt mưa ô tô
Gạt mưa ô tô có hai chế độ chính là phun nước làm sạch và gạt bụi trên kính ô tô.
Phun nước làm sạch kính ô tô
Khi công tắc phun nước rửa kính được bật, nước sẽ được bơm và từ bình chứa qua ống dẫn và được phun lên kính ô tô. Sau khi nước phun được khoảng 0,3 giây, cần gạt sẽ bắt đầu hoạt động với tốc độ thấp. Để hiểu hơn về cấu tạo vật lý của cơ chế này, bạn có thể tham khảo sơ đồ mạch điện gạt mưa ô tô trong các tài liệu kỹ thuật.
Gạt bụi và nước trên kính ô tô
Các cần gạt nước phía trước sẽ được điều chỉnh gạt một lần khi người sử dụng bật chức năng INT. Khi hoạt động, cần gạt này sẽ di chuyển với tốc độ vừa phải, ngắt quãng. Nếu muốn cần gạt gạt nhanh hơn khi trời mưa quá to, hoặc giảm tốc độ gạt khi trời mưa nhỏ, bạn co thể điều chỉnh tốc độ phù hợp với nút điều khiển trong xe.
Khi nào cần thay gạt mưa ô tô?
Thường thì gạt mưa ô tô sẽ được khuyến cáo thay sau 6 tháng đến 1 năm sử dụng, tùy theo chất lượng gạt và mức độ sử dụng. Những dấu hiệu như gạt mưa ô tô bị kêu, gạt xong kính vẫn bị mờ, nhòe và nước vẫn còn sau khi gạt là những dấu hiệu chủ xe cần quan tâm để thay lưỡi gạt mưa ô tô mới.
Việc bị mòn, chai cứng hay gỉ sét sẽ khiến cho lưỡi gạt không thể hoạt động được bình thường, kính xe sẽ bị bẩn, ảnh hưởng đến việc lái xe của bạn. Nghiêm trọng hơn, một chiếc lưỡi gạt chay cứng cũng có thế làm xước kính xe của bạn. Ngoài ra, nó cũng khiến xe bạn trông xuống cấp, giảm tính thẩm mỹ của xe.
Gạt mưa ô tô loại nào tốt nhất hiện nay?
Nếu chiếc “xế cưng” của bạn đã đến thời điểm thay cần gạt mưa mà bạn vẫn chưa tìm được cho mình cặp cần gạt mưa ô tô phù hợp thì hãy cùng xem qua top 5 cần gạt mưa ô tô tốt nhất hiện nay mà Xe Pro giới thiệu nhé!
Gạt mưa Silicon Kotada
Với chất liệu Silicone, sản phẩm có độ bền gấp 1,5 đến 2 lần so với các sản phẩm gạt mưa cao su non thông thường. Ngoài ra nó có tính đàn hồi tốt, mịn hơn, diện tích bề mặt tiếp xúc lớn hơn giúp gạt sạch nước hiệu quả.
Kotada có 2 dòng: khung mềm và 3 khúc và đều áp dụng khí động học để gạt nước và làm sạch kính xe. Thiết kế sẽ giúp lưỡi được ép sát mặt kính, lực được truyền đều theo khung. Sản phẩm được đánh giá hoạt động mạnh, âm ái mà không tạo tiếng ồn.
Giá gạt mưa ô tô Silicone Kodata rơi vào khoảng 500.000 đồng/cặp.
Gạt mưa Bosch AeroTwin
Đây là loại gạt mưa Silicon xương mềm, được chế tạo bằng cao su tổng hợp, thanh đỡ được làm từ hợp kim, có tính đàn hồi tốt. Gạt mưa có bề mặt tiếp xúc rộng, được ép vào kính xe, đảm bảo làm sạch được các bụi bẩn và nước còn tồn đọng. Lưỡi gạt được phủ lớp nano, khớp nối được bảo vệ chống ăn mòn và tia UV, đảm bảo độ bền lâu dài cho sản phẩm.
Giá cần gạt mưa ô tô Bosch Aero Twin rơi vào khoảng 200.000 đồng/cặp.
Gạt mưa 3 khúc ô tô Denso
Đây là loại gạt mưa được làm bằng cao su mềm, có khả năng đảo chiều không gây tiếng ồn. Lưỡi gạt được phủ một lớp Graphite, có khả năng chịu nhiệt và han gỉ, tăng độ bền cho gạt. Khớp nối chống ăn mòn và được bảo vệ khỏi tác động của tia UV nên có thể vận hành hiệu quả trong mọi thời tiết. Lực đè mạnh, ngăn không cho lưỡi gạt bị tốc và tăng khả năng quét sạch bụi bẩn cùng nước dư thừa.
Do gạt mưa sử dụng móc chữ U nên chúng tương thích với các dòng xe có móc cài chữ U như Toyota, Hyundai, Lexus, Mazda…
Giá của sản phẩm khoảng 500.000 đồng/cặp.
Gạt mưa ô tô Michelin HydroEdge
Michelin là một hãng sản xuất các sản phẩm phụ kiện ô tô lớn nhất thế giới. Bởi vậy các sản phẩm của hãng đều có chất lượng tuyệt vời với công nghệ đột phá. Sản phẩm gạt mưa Michelin HydroEdge có thiết kế độc đáo, với công nghệ “Smart-Flex” độc quyền thích ứng và độ cong phù hợp, do đó sẽ có thể lau sạch kính chắn gió và cải thiện tầm nhìn.
Tuy chất liệu được làm bằng cao su nhưng sản phẩm cực kì bền với lớp phủ tiên tiến tránh han gỉ, hoạt động hiệu quả kể cả trong thời tiết băng giá như các nước khí hậu lạnh.
Giá gạt mưa ô tô Michelin HydroEdge rơi vào khoảng 380.000/cặp.
Gạt mưa silicon UP Genuine Isuzu Dmax
Sản phẩm được sản xuất theo công nghệ Hàn Quốc, với lưỡi cao su silicone từ Nhật Bản, bền bỉ và có tuổi thọ gấp 1,5 đến 2 lần so với các loại gạt cao su thông thường. Loại gạt này có thể tháo lắp rất dễ dàng, lưỡi silicon mềm mịn, cùng với lực ép lớn nên tăng tối đa diện tích tiếp xúc, làm sạch được bụi bẩn và nước trên kính ô tô. Hơn nữa lưỡi gạt không gây tiếng ồn, không ảnh hưởng đến người lái xe.
Sản phẩm có mức giá khoảng 300.000 đồng/cặp.
Kinh nghiệm chọn mua gạt mưa ô tô
Việc chọn một cần gạt mưa phù hợp không hề dễ dàng. Tuy rằng hiện nay có vô số loại cần gạt mưa ô tô khác nhau, mẫu mã đa dạng để bạn chọn nhưng không phải loại nào cũng thích hợp với chiếc xe và túi tiền của bạn. Ví dụ như nhiều tài xế muốn một chiếc cần gạt thật là “xịn”, “sang chảnh” của các thương hiệu nổi tiếng để đảm bảo không ảnh hưởng đến kính chắn gió hay chỉ muốn một trải nghiệm thật sự thoải mái khi điều khiển phương tiện trong trời mưa mà quên bỏ qua các thông số như kích thước hay chất liệu. Trường hợp này đã gây ra nhiều tính huống dở khóc dở cười như cần gạt bị quá dài so với xe hay cần gạt không thể gạt được nước khi đi mưa.
Vì vậy nên hãy xem qua kinh nghiệm chọn gạt mưa dưới đây mà Xepro chia sẻ để chọn ra một cần gạt mưa ưng ý nhất nhé!
Quan tâm đến kích thước
Kích thước là yếu tố cực kì quan trọng khi chọn gạt mưa. Chúng có nhiều kích cỡ khác nhau từ 14, 16, 18 inch, đến 27, 28 inch. Thường thì sẽ có 2 cần gạt ô tô bên lái và bên ghế phụ. Cần gạt bên ghế lái thường sẽ dài hơn. Trong một vài trường hợp, cả 2 cần gạt có kích thước ngang nhau.
Mỗi xe sẽ yêu cầu các loại gạt khác nhau, do đó bạn cần phải chú ý. Ví dụ với Mazda 3, xe sẽ sử dụng cần gạt có chiều dài 24” và 19”. Trong khi đó, xe Hyundai i10 yêu cầu cần gạt mưa có kích thước 22” và 16”. Bạn có thể lên mạng tìm hiểu hoặc tra cứu trong sổ tay để biết được về kích thước gạt phù hợp với xe.
Chú ý đến chất liệu
Chất liệu là một yếu tố tác động trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, đặc biệt là chất liệu của lưỡi gạt. Chất liệu càng cao cấp thì độ bền càng lâu, hiệu quả càng tốt. Thường thì lưỡi gạt ô tô sẽ có tuổi thọ từ 6 tháng đến 1 năm. Tuổi thọ càng cao thì giá thành càng lớn. Nếu được, hãy lựa chọn lưỡi gạt cao cấp như các lưỡi gạt silicon. Nó có thể đắt nhưng bạn sẽ dùng được lâu hơn so với loại thông thường.
Chọn cửa hàng uy tín
Hiện nay có nhiều bên phân phối và bán các loại gạt xe khác nhau, trên cả trang web của họ và các trang thương mại điện tử. Tuy nhiên không phải cửa hàng nào cũng uy tín. Đối với những hãng có cửa hàng phân phối chính thức tại Việt Nam, bạn hãy mua tại đó. Còn với những sản phẩm chưa có cửa hàng chính hãng, bạn nên tham khảo các bình luận, nhận xét từ khách hàng để lựa chọn một bên cung cấp tốt nhất.
Nhận biết hàng giả, hàng nhái
Nhiều bên bán các loại gạt xe cao cấp với mức giá rất rẻ, thậm chí chỉ khoảng 120.000 đồng/chiếc. Đối với nhiều khách hàng vì muốn giảm chi phí mà chọn những sản phẩm rẻ đó, để rồi phải thay gạt nhanh chóng. Có một mẹo nhỏ cho bạn là tham khảo các giá gốc trên các trang mạng nước ngoài, đổi ra tiền Việt và so sánh xem liệu giá bán có tương tự hay không. Nếu giá gần sát thì có khả năng đây là sản phẩm thật. Nếu giá thấp hơn quá nhiều thì bạn nên tránh mua ở những nơi cung cấp đó. Ngoài ra bạn nên đọc nhận xét của khách hàng cũ, chọn những nơi chính minh được nguồn nhập chính hãng (ví dụ như sử dụng hóa đơn mua hàng).
Cách thay gạt mưa ô tô
Sau khi bạn đã chọn được cho mình một cần gạt mưa ưng ý và muốn tự mình thay cần gạt mưa này cho chiếc ô tô của mình thì hãy làm theo 4 bước dưới đây để có thể thay và lắp đặt một cách dễ dàng nhất nhé!
Bước 1: Trước khi thay gạt, chủ xe cần lau sạch kính chắn gió và vị trí cần lắp gạt mưa. Bạn có thể sử dụng nước rửa kính và khăn sạch để lau hết các bụi bẩn.
Bước 2: Sau khi làm sạch, bạn cần tháo gạt cũ để thay gạt mới. Đầu tiên, chủ xe điều chỉnh cho cần gạt thẳng đứng. Sau đó, bạn sau đó ấn nút chốt của cần gạt và tháo rời thanh gạt cũ.
Bước 3: Việc bạn cần làm tiếp theo là lau kính chắn gió. Bạn vùng khăn mềm khô để lau sạch toàn bộ vùng kính chắn gió
Bước 4: Bước cuối cùng là lắp gạt mưa mới. Bạn điều chỉnh gạt mới nằm nghiêng trên mặt kính, sau đó lắp nó với chiếc chốt trên vị trí lắp gạt.
Kết luận
Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã có được những thông tin hữu ích về cấu tạo và cơ chế hoạt động, cách thay cần gạt mưa cũng như biết được các sản phẩm tốt nhất hiện nay. Mong rằng với những thông tin trên, bạn có thể tìm được chiếc gạt mưa ưng ý nhất, với chất lượng tốt và giá cả phải chăng.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!