Trước tiên để hiểu được khái niệm của quyết toán thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là gì? công thức tính quyết toán thuế thu nhập cá nhân được quy định ra sao? thì bạn có thể hiểu đơn giản là khi cá nhân phát sinh thu nhập từ nhiều nguồn mà thuộc phạm vi phải chịu thuế thì cần phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Và để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, hãy cùng Luật Trần và Liên Danh theo dõi bài viết sau đây.
Quyết toán thuế thu nhập cá nhân là gì?
Trước tiên hãy cùng tìm hiểu khái niệm thuế thu nhập cá nhân là gì? Chúng ta có thể hiểu đơn giản thuế thu nhập cá nhân chính là khoản tiền mà các cá nhân có thu nhập cần phải trích một phần tiền lương của mình để đóng vào ngân sách của nhà nước.
Vậy thế nào là quyết toán thuế thu nhập cá nhân? Quyết toán thuế thu nhập cá nhân là việc kiểm tra lại toàn bộ thu nhập và tính toán phần thuế thu nhập cá nhân phải nộp dựa trên mức thu nhập và gia cảnh. Việc quyết toán thuế thu nhập cá nhân có thể tự cá nhân thực hiện hoặc doanh nghiệp mà cá nhân công tác sẽ thực hiện.
Để chắc chắn đảm bảo công bằng xã hội, nhà nước đã xây dựng mức thuế này dựa trên khả năng tài chính của mỗi người nộp thuế. Theo đó mức thuế sẽ tăng dần theo thu nhập mỗi người.
Đối tượng quyết toán thuế tncn
Đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập (gọi chung là Doanh nghiệp)
Các doanh nghiệp phải làm tờ khai Quyết toán thuế TNCN:
– Doanh nghiệp có trả thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế có trách nhiệm khai quyết toán thuế và quyết toán thay cho các cá nhân có ủy quyền.
(Có nghĩa là: Trong năm 2020, doanh nghiệp cứ trả thu nhập (trả tiền lương tiền công) là phải làm tờ khai QTT TNCN vào đầu năm 2021. Dù trong 2020 không phát sinh số thuế TNCN phải khấu trừ hay phải nộp -> vẫn phải làm tờ khai QTT TNCN).
Các đối tượng doanh nghiệp không phải làm tờ khai Quyết toán thuế TNCN:
– Doanh nghiệp không phát sinh chi trả thu nhập chịu thuế từ tiền lương tiền công.
(Có nghĩa là: Nếu trong năm 2020, công ty bạn không phát sinh trả thu nhập chịu thuế TNCN thì không phải làm tờ khai QTT TNCN)
Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công (Người lao động nhận thu nhập)
Đối tượng NLĐ phải làm Quyết toán thuế TNCN:
– Trường hợp 1: Nộp thiếu tiền thuế TNCN (Bắt buộc phải làm tờ khai quyết toán Thuế TNCN). Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công có trách nhiệm khai quyết toán thuế nếu có số thuế phải nộp thêm. Trừ trường hợp: cá nhân có số thuế phải nộp thêm sau quyết toán của từng năm từ 50.000 đồng trở xuống
– Trường hợp 2: Nộp thừa thuế TNCN mà muốn hoàn hoặc bù trừ vào kỳ khai thuế tiếp theo. (Riêng với trường hợp này thì không bắt buộc phải làm tờ khai quyết toán: Nếu cá nhân có số thuế TNCN nộp thừa mà muốn hoàn hoặc bù trừ vào kỳ tính thuế sau (năm sau) thì phải làm tờ khai QTT. Còn nếu cá nhân có số thuế TNCN nộp thừa mà KHÔNG muốn hoàn hoặc bù trừ vào kỳ sau thì KHÔNG phải làm tờ khai QTT)
– Ngoài ra, còn có các trường hợp khác như:
+ Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công thuộc diện xét giảm thuế do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo.
+ Cá nhân cư trú là người nước ngoài kết thúc hợp đồng làm việc tại Việt Nam phải khai quyết toán thuế với cơ quan thuế trước khi xuất cảnh.
=> Cá nhân có thể thực hiện Quyết toán thuế TNCN bằng 1 trong 2 cách sau:
+ Cách 1: Tự làm QTT TNCN trực tiếp với CQT.
+ Cách 2: Ủy quyền cho doanh nghiệp quyết toán thay (nếu đủ điều kiện).
Đối tượng NLĐ không phải làm QTT TNCN:
– Cá nhân có số thuế phải nộp thêm sau quyết toán của từng năm từ 50.000 đồng trở xuống; – Cá nhân có số thuế phải nộp nhỏ hơn số thuế đã tạm nộp mà không có yêu cầu hoàn thuế hoặc bù trừ vào kỳ khai thuế tiếp theo.
– Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một đơn vị, đồng thời có thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng và đã được khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ 10% nếu không có yêu cầu thì không phải quyết toán thuế đối với phần thu nhập này;
– Cá nhân được người sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm hưu trí tự nguyện), bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm mà người sử dụng lao động hoặc doanh nghiệp bảo hiểm đã khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí bảo hiểm tương ứng với phần người sử dụng lao động mua hoặc đóng góp cho người lao động thì người lao động không phải quyết toán thuế thu nhập cá nhân đối với phần thu nhập này.
– Cá nhân cư trú đã nộp đủ số thuế TNCN phải nộp trong năm. (Không nộp thừa và cũng không nộp thiếu)
Về việc ủy quyền quyết toán thuế:
Trường hợp đủ điều kiện để ủy quyền quyết toán thay:
– Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một nơi và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện việc quyết toán thuế, kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 tháng trong năm.
– Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một nơi và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập quyết toán thuế, kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 tháng trong năm; đồng thời có thu nhập văng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng và đã được khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ 10% nếu không có yêu cầu quyết toán thuế đối với phần thu nhập này.
– Các trường hợp khác được ủy quyền quyết toán thuế qua tổ chức trả thu nhập như:
Trường hợp cá nhân là người lao động được điều chuyển từ tổ chức cũ đến tổ chức mới do tổ chức cũ thực hiện sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hoặc tổ chức cũ và tổ chức mới trong cùng một hệ thống thì tổ chức mới có trách nhiệm quyết toán thuế theo ủy quyền của cá nhân đối với cả phần thu nhập do tổ chức cũ chi trả và thu lại chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân do tổ chức cũ đã cấp cho người lao động (nếu có).
(cá nhân được ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức mới)
Các trường hợp không đủ điều kiện để ủy quyền quyết toán thay:
– Cá nhân không đáp ứng được các điều kiện được ủy quyền tại mục 3.1 nêu trên. Như:
+ Ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng hoặc không ký HĐLĐ.
+ Ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại từ 2 nơi trở lên (nhiều nơi)
+ Thực tế đã nghỉ việc tại Doanh nghiệp vào thời điểm ủy quyền quyết toán thuế. (không còn làm việc tại tổ chức/doanh nghiệp muốn ủy quyền)
+ Có thu nhập vãng lai ở các nơi khác mà:
+ Bình quân tháng trong năm vượt quá 10 triệu đồng.
+ Hoặc thu nhập vãng lai đó chưa được đơn vị trả thu nhập khấu trừ đủ thuế 10% (Do chưa khấu trừ thuế hoặc khấu trừ thuế chưa đủ. Ví dụ như trường hợp trả dưới 2 triệu/lần hoặc làm cam kết TN)
– Cá nhân đảm bảo điều kiện được ủy quyền quy định tại mục 3.1 nêu trên nhưng đã được tổ chức trả thu nhập cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN thì không ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức trả thu nhập (trừ trường hợp tổ chức trả thu nhập đã thu hồi và hủy chứng từ khấu trừ thuế đã cấp cho cá nhân).
– Cá nhân chưa đăng ký mã số thuế
– Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công đồng thời thuộc diện xét giảm thuế do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo thì không ủy quyền quyết toán thuế mà cá nhân tự khai quyết toán thuế kèm theo hồ sơ xét giảm thuế theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 46 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính.
Lưu ý:
– Tổ chức trả thu nhập chỉ thực hiện nhận ủy quyền quyết toán thay cho cá nhân đối với phần thu nhập từ tiền lương, tiền công mà cá nhân nhận được từ tổ chức trả thu nhập trừ trường hợp các doanh nghiệp trong năm có chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi và trường hợp người lao động điều chuyển giữa các tổ chức trong cùng một hệ thống như: Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty mẹ – con, Trụ sở chính và chi nhánh.
– Cá nhân được người sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm hưu trí tự nguyện), bảo hiểm không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm mà người sử dụng lao động hoặc doanh nghiệp bảo hiểm đã khấu trừ thuế TNCN theo tỷ lệ 10% trên khoản tiền phí bảo hiểm tương ứng với phần người sử dụng lao động theo hướng dẫn tại Khoản 2, Điều 14 Thông tư số 92/2015/TT-BTC thì không phải quyết toán thuế đối với phần thu nhập này.
– Cá nhân ủy quyền cho tổ chức trả thu nhập quyết toán thay theo mẫu số 02/UQ-QTT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC, kèm theo bản chụp hóa đơn, chứng từ chứng minh đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học (nếu có).
– Trường hợp tổ chức trả thu nhập có số lượng lớn người lao động ủy quyền quyết toán thuế thì tổ chức trả thu nhập có thể lập danh sách các cá nhân ủy quyền trong đó phản ánh đầy đủ các nội dung tại mẫu số 02/UQ-QTT-TNCN, đồng thời cam kết tính chính xác, trung thực và chịu trách nhiệm trước pháp luật về số liệu, nội dung trong danh sách.
Xử lý trường hợp doanh nghiệp thực hiện quyết toán thay cho cả đối tượng không đủ điều kiện ủy quyền quyết toán (điều chỉnh sau khi đã ủy quyền QTT)
Cá nhân sau khi đã ủy quyền quyết toán thuế, tổ chức trả thu nhập đã thực hiện quyết toán thuế thay cho cá nhân, nếu phát hiện cá nhân thuộc diện trực tiếp quyết toán thuế với cơ quan thuế thì tổ chức trả thu nhập không điều chỉnh lại quyết toán thuế TNCN của tổ chức trả thu nhập, chỉ cấp chứng từ khấu trừ thuế cho cá nhân theo số quyết toán và ghi vào góc dưới bên trái của chứng từ khấu trừ thuế nội dung: “Công ty… đã quyết toán thuế TNCN thay cho Ông/Bà…. (theo ủy quyền) tại dòng (số thứ tự)… của Phụ lục Bảng kê 05-1/BK-TNCN” để cá nhân trực tiếp quyết toán thuế với cơ quan thuế.
Công thức và các bước tính thuế thu nhập cá nhân
Công thức tính thuế thu nhập cá nhân
Cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công được tính theo công thức sau:
– Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất
Trong đó:
+ Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ
– Thu nhập chịu thuế được tính như sau:
+ Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – Các khoản được miễn
Các bước tính thuế thu nhập cá nhân
Căn cứ vào công thức tính thuế trên, để tính được số thuế phải nộp hãy thực hiện theo các bước sau:
Bước 1. Xác định tổng thu nhập chịu thuế
Bước 2. Tính các khoản được miễn
Bước 3. Tính thu nhập chịu thuế theo công thức (3)
Bước 4. Tính các khoản được giảm trừ
Bước 5. Tính thu nhập tính thuế theo công thức (2)
Bước 6. Tính số thuế phải nộp theo công thức (1).
Theo đó, người nộp thuế áp dụng phương pháp tính thuế sau theo đúng đối tượng.
Hiện nay có 03 cách tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công áp dụng cho 03 đối tượng khác nhau, cụ thể:
– Tính theo biểu lũy tiến từng phần: Áp dụng đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động có thời hạn từ 03 tháng trở lên
– Khấu trừ 10%: Áp dụng đối với cá nhân ký hợp đồng lao động có thời hạn dưới 03 tháng hoặc không ký hợp đồng lao động.
– Khấu trừ 20%: Áp dụng đối với cá nhân không cư trú, thường là người nước ngoài.
Như vậy, thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là tổng số thuế tính theo từng bậc thu nhập. Số thuế tính theo từng bậc thu nhập bằng thu nhập tính thuế của bậc thu nhập nhân (×) với thuế suất tương ứng của bậc thu nhập đó.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Để được tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ hơn về công thức tính quyết toán thuế thu nhập cá nhân Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua Tổng đài tư vấn pháp luật 0969 078 234 của Luật Trần và Liên Danh. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách hàng những vấn đề pháp lý chất lượng hàng đầu trên toàn quốc.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!