Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng biết đến tên của 12 con giáp vô cùng quen thuộc trong văn hóa Việt Nam: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Tuy vậy, không phải ai cũng có thể biết được giờ Tí, giờ Sửu, giờ Dần… tương đương với mấy giờ trong đời sống hiện đại ngày nay và tại sao lại có cách chia như vậy. Bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu hơn về cách tính giờ trong ngày theo 12 con giáp của người xưa.
1. Cách xem đúng giờ trong ngày theo 12 con giáp
Theo chiêm tinh học phương Đông, 12 con giáp ứng với 12 Hệ chi là Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.
Trong đó có 6 chi dương gồm: Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất và 6 chi âm gồm: Sửu, Hợi, Dậu, Mùi, Tỵ, Mão. Vậy dựa vào tiêu chí gì để có thể chia 12 con giáp vào chi dương hay âm? Tính chất của chi dương thường là động, cường tráng còn chi âm thường tĩnh và mềm dẻo. Các chi thể hiện sự đối lập nhưng luôn bổ sung cho nhau. Có lẽ bắt nguồn từ 12 Hệ chi này mà người xưa đã chia thời gian trong ngày làm 12 khoảng giờ (Can chi) hay còn có tên gọi khác là giờ âm lịch. Mỗi giờ âm lịch sẽ bằng 2 giờ dương lịch. Việc Can chi nào gắn với con giáp nào được giải thích là có liên quan đến tập tính của các con vật do người xưa quan sát và rút ra được từ đời sống thường ngày cũng như trong quá trình sản xuất. Cụ thể như sau:
Giờ Tý (23h-1h): là thời điểm nửa đêm hay còn gọi là trung dạ. Đây cũng là thời gian loài chuột hoạt động mạnh nhất, hoành hành khắp nơi để kiếm thức ăn. Giờ Sửu (1h-3h): là thời điểm gà gáy sáng hay còn gọi là hoang kê. Đây là lúc trâu ăn cỏ để chuẩn bị đi cày. Giờ Dần (3h-5h): là thời điểm rạng sáng hay còn gọi là sáng sớm. Đây là lúc hổ hung dữ nhất vì ra khỏi hang để đi săn mồi. Giờ Mão (5h-7h): là thời điểm mặt trời mọc hay còn gọi là tảng sáng. Đây là lúc mèo tìm nơi nghỉ ngơi sau một đêm săn chuột. Tại một số nước châu Á khác, con giáp này được thay thế bằng Thỏ vì lúc này thỏ thích ra khỏi hang để ăn cỏ còn đọng sương. Giờ Thìn (7h-9h): là thời điểm ăn bữa sáng tốt nhất hay còn gọi là sớm thực. Nếu hiểu theo cách hình tượng hóa thì đây là lúc rồng quây mưa – Quần long hành vũ vì thường hay có sương mù. Còn hiểu theo cách chân thực hơn thì đây là thời gian con người cảm thấy thoải mái nhất, làm việc năng suất nhất nên lấy hình tượng con rồng làm tượng trưng. Giờ Tỵ (9h-11h): là thời điểm gần trưa hay còn gọi là ngung trung.Bạn đang xem: 12h trưa là giờ gì, giờ ngọ là từ mấy giờ Đến mấy giờXem thêm: Ăn Gì Để Bổ Mắt? 10 Thực Phẩm Tốt Cho Mắt Giúp Mắt Sáng Khỏe Đây là lúc rắn thường ẩn mình vào hang, không gây hại đến người. Giờ Ngọ (11h-13h): là thời điểm giữa trưa, chính giữa ngày. Đây là lúc thái dương trên đỉnh, dương khí đạt tới cực điểm, âm khí dần gia tăng, là lúc âm dương hoán đổi, động vật đều nằm nghỉ ngơi chỉ có ngựa là đứng. Ngoài ra, bờm ngựa cũng khiến người xưa liên tưởng đến mặt trời cháy rực. Giờ Mùi (13h-15h): là thời điểm mặt trời hướng về phía Tây, bắt đầu thời gian buổi chiều. Đây là lúc tốt nhất để chăn dê. Giờ Thân (15h-17h): là thời điểm ăn bữa điểm tâm chiều. Đây là lúc bầy khỉ sau khi kiếm ăn trong rừng trở về hang và cũng là lúc chúng hú nhiều nhất, to nhất và dài nhất. Giờ Dậu (17h-19h): là thời điểm mặt trời lặn, ngày tàn. Đây cũng là lúc gà lên chuồng. Giờ Tuất (19h-21h): là thời điểm hoàng hôn, mặt trời xuống núi, ngày đi đêm đến. Đây cũng là lúc chó phải cảnh giác để trông nhà và sủa nhiều nhất. Giờ Hợi (21h-23h): là thời điểm bóng tối bao trùm, mọi hoạt động đều dừng lại, chìm vào giấc ngủ. Đây cũng là lúc lợn ngủ say nhất.
Một điểm đáng lưu ý là một Can chi còn được chia ra làm đầu giờ, giữa giờ và cuối giờ. Do đó, khi gọi thời gian theo giờ Can chi thì người xưa thường lấy giờ giữa. Ví dụ chính Tý là 0h, chính Ngọ là 12h…
2. Những cách tính thời gian thú vị khác của người xưa
Ngoài ra, cách tính thời gian dựa vào 12 con giáp cũng được áp dụng cho 12 tháng trong năm: Tháng giêng (Dần), Tháng hai (Mão), Tháng ba (Thìn), Tháng tư (Tỵ), Tháng năm (Ngọ), Tháng sáu (Mùi), Tháng bảy (Thân), Tháng tám (Dậu), Tháng chín (Tuất), Tháng mười (Hợi), Tháng mười một (Tý), Tháng mười hai (Sửu).
Một vài khái niệm chỉ thời gian khác cũng thường được người xưa sử dụng là Canh và Khắc.
Canh được dùng để gọi thời gian ban đêm. Đêm dài 10 tiếng, từ 19h tối ngày hôm trước đến 5h sáng ngày hôm sau, được chia thành 5 canh:
Canh 1: từ 19h-21h (tức giờ Tuất) Canh 2: từ 21h-23h (tức giờ Hợi) Canh 3: từ 23h-1h (tức giờ Tý) Canh 4: từ 1h-3h (tức giờ Sửu) Canh 5: từ 3h-5h (tức giờ Dần)
Khắc được dùng để gọi thời gian ban ngày. Ngày dài 14 tiếng, từ 5h sáng đến 19h tối cùng ngày, được chia làm 6 khắc:
Khắc 1: từ 5h đến 7h20 sáng Khắc 2: từ 7h20 đến 9h40 sáng Khắc 3: từ 9h40 đến 12h trưa Khắc 4: từ 12h đến 14h20 xế trưa Khắc 5: từ 14h20 đến 16h40 chiều Khắc 6: từ 16h40 đến 19h tối
Việc xác định giờ âm lịch cũng như nắm rõ được cách chia giờ theo 12 con giáp có ý nghĩa rất quan trọng với Việt Nam bởi nó không chỉ là một nét văn hóa độc đáo cần được duy trì mà còn được dùng phổ biến trong các việc trọng đại như xuất hành, ma chay, cưới hỏi, động thổ… Hi vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cách tính giờ này để có thể tiến hành mọi việc hanh thông, thuận lợi hơn. Cảm ơn bạn đã theo dõi!
Chuyên mục: Tài liệu
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!