Bệnh nhân bị gai gót chân nên đi dép như thế nào phù hợp là thắc mắc chung. Thông thường người bệnh được khuyên đi giày/ dép có đế thấp, đế vừa đủ cứng để không làm ảnh hưởng đến vị trí tổn thương dẫn đến đau nhức. Ngoài ra để có thể cử động linh hoạt và giúp bảo vệ lòng bàn chân hiệu quả, bạn cần lựa chọn những đôi dép làm bằng chất liệu tự nhiên, có độ dẻo thích hợp và phải vừa vặn với bàn chân.
Tổng quan về bệnh gai gót chân
Gai gót chân là tình trạng tích tụ canxi ở vòm bàn chân hoặc ở gót chân. Tình trạng này khiến một hoặc nhiều gai xương hình thành chèn ép vào mô mềm và các dây thần kinh dẫn đến đau nhức âm ỉ.
Các gai xương khởi đầu với kích thước nhỏ. Theo thời gian, chúng phát triển và có thể dài đến 1,5 cm nhưng không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Gai xương có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào nhưng thường ở mặt dưới và phía sau của gót chân.
Gai gót chân có hình móc câu hoặc nhọn, thường hình thành khi cơ và dây chằng ở bàn chân bị căng giãn quá mức trong thời gian dài. Điều này dẫn đến sự hao mòn của màng bao bọc xương và mô mềm ở gót chân, cuối cùng kích thích một gai xương phát triển. Ngoài ra bệnh cũng có thể xảy ra do quá trình lão hóa theo tuổi tác dẫn đến tổn thương miếng đệm ở gót chân.
Gai gót chân thường không có biểu hiện. Tuy nhiên những triệu chứng có thể bắt đầu khi các gai xương chèn ép dẫn đến tổn thương và viêm các mô mềm. Một số triệu chứng có thể gặp:
- Đau âm ỉ ở gót chân
- Viêm, sưng ngay tại phía trước của gót chân
- Có cảm giác nóng, rát xung quanh vị trí bị ảnh hưởng
- Gót chân nhô ra khi gai xương có kích thước lớn. Bệnh nhân có thể sờ và nhìn thấy triệu chứng này bằng mắt thường
- Đi khập khiễng
- Khó hoặc không thể đi lại bằng chân trần
Thông thường người bệnh được điều trị nội khoa kết hợp chăm sóc tại nhà để giảm triệu chứng. Bệnh nhân có thể phẫu thuật nếu khó đi lại, gai xương lớn hoặc các triệu chứng không giảm sau vài tuần điều trị. Ngoài ra khi điều trị, bác sĩ còn hướng dẫn cách chọn dép cho người bị gai gót chân.
Bị gai gót chân nên đi dép như thế nào?
Trong thời gian điều trị gai gót chân, người bệnh cần lựa chọn và sử dụng những đôi dép/ giày phù hợp với tình trạng. Điều này sẽ hạn chế tình trạng chèn ép mô mềm, tác động tiêu cực vào gai xương dẫn đến đau nhức, viêm sưng kéo dài và tiến triển nặng.
Mặt khác, mỗi người sẽ có một dạng bàn chân. Do đó cùng một kiểu dép, giày nhưng nó có thể mang đến cảm giác dễ chịu cho người này nhưng lại khó chịu cho người khác. Đặc biệt là những người đang bị gai gót chân.
Vậy người bị gai gót chân nên đi dép như thế nào? Theo các bác sĩ chuyên khoa xương khớp, bệnh nhân bị gai gót chân nên lựa chọn và mang những đôi giày, dép đáp ứng được các tiêu chí sau:
- Giày, dép có kích thước phù hợp với bàn chân và dạng bàn chân, quai dép ôm vào bàn chân nhưng vẫn giữ được sự thoải mái cho người bệnh.
- Những đôi giày, dép cần có đế vừa đủ cứng để lòng bàn chân được bảo vệ.
- Phần đế và quai dép phải có độ dẻo thích hợp để vừa tạo sự thoải mái cho bàn chân vừa giúp chuyển động linh hoạt.
- Nên ưu tiên những đôi giày và dép có vật liệu tự nhiên. Điều này giúp hạn chế tình trạng dị ứng và kích thích phản ứng viêm sưng bên trong.
- Lựa chọn giày, dép có gót rộng. Bởi gót giày càng rộng càng giúp bệnh nhân có những bước đi vững chắc. Chân đế gót giày phải tỉ lệ thuận với trọng lượng. Điều này có nghĩa trọng lượng cơ thể càng lớn thì gót giày phải càng rộng.
- Mũi giày, dép không nên quá bằng phẳng. Nên ưu tiên những đôi giày có phần mũi chếch nhẹ lên để tạo cảm giác thoải mái, giảm áp lực tác động vào các đầu ngón chân. Từ đó hạn chế kích thích cơn đau cấp tính từ một gai xương.
- Đế giày, dép cần có các đặc tính sau:
- Mềm: Tránh gai gót chân tiến triển và không hình thành sừng hóa da gan chân.
- Dẻo: Giúp bàn chân chuyển động nhịp nhàng hơn.
- Cứng: Bảo vệ gan chân.
- Không thấm nước: Bảo vệ da ở lòng bàn chân.
- Mũi giày và dép phải mềm dẻo và đế chắc chắn. Giày không bị biến dạng khi bẻ gập đôi giày lại, sau đó buông lõng để nó trở về vị trí ban đầu.
Bị gai gót chân không nên đi dép như thế nào?
Bệnh nhân bị gai gót chân không nên đi những loại giày và dép sau:
- Đế giày/ dép rất cứng, thiết kế đơn giản và bằng phẳng, không có hỗ trợ cho các khớp bàn chân. Điều này gây ra những tác động xấu cho lòng bàn chân và gót chân. Từ đó làm tăng mức độ nghiêm trọng của cơn đau và viêm, tạo áp lực và cản trở quá trình điều trị cho gai gót chân.
- Đế giày quá dẻo hoặc quá mềm vì không thể bảo vệ bàn chân, đặt biệt là lòng bàn chân.
- Giày và dép kém chất lượng.
- Dép hoặc giày cao gót làm tăng áp lực lên các ngón chân và xương gót chân.
Các mẫu dép tốt cho người bị gai gót chân
Một số mẫu dép và giày tốt cho người bị gai gót chân gồm:
- Dép quai ngang, có chân đế gót cao từ 2 – 3cm.
- Dép quai ngang hoặc xỏ ngón có mũi dép không quá bằng phẳng (nên chếch nhẹ ở phần mũi), chân đế gót cao khoảng 1 – 2cm.
- Giày Sandal có chân đế gót giày cao 5cm và 2cm ở mũi giày.
- Giày thể thao có chân đế gót giày cao 3cm và 1 – 2cm ở mũi giày. Đế giày phải đạt đủ tiêu chí, miếng lót giày dày và có độ mềm thích hợp, bên trong giày có các điểm lót giúp ôm sát vào bàn chân nhưng vẫn giữ được sự thoải mái và hỗ trợ bàn chân khi di chuyển.
Bài viết đã tổng hợp những thông tin cơ bản giúp giải đáp “người bị gai gót chân nên đi dép như thế nào?” và các mẫu tốt. Để tránh làm ảnh hưởng đến gai xương dẫn đến tổn thương và đau nhức nhiều ở bàn chân, người bệnh được khuyên lựa chọn những đôi giày và dép có đế vừa đủ cứng, vừa đủ mềm và dẻo để bảo vệ bàn chân. Ngoài ra giày phải vừa vặn với kích thước bàn chân và dạng bàn chân. Điều này mang đến sự dễ chịu và giúp chuyển động linh hoạt hơn.
Tham khảo thêm:
- 7 cách trị gai gót chân tại nhà hiệu quả nhanh nhất
- Đau gót chân khám ở bệnh viện nào? 10 địa chỉ tốt nhất
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!